moitruongplus Việc chở cát đi tiêu thụ khi chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục khai thác khoáng sản của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Hưng Thịnh Lâm Đồng đã khiến một lượng tài nguyên bị thất thoát.

Theo ghi nhận của phóng viên, trong chiều 26/3, chỉ trong vài tiếng đồng hồ tại Dự án nạo vét cục bộ phòng chống bồi lắng, lập bãi tập kết nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư và hoạt động phương tiện cơ giới ở khu vực lòng hồ thuỷ điện Krông Nô 2, do Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Hưng Thịnh, Lâm Đồng làm đơn vị nạo vét. Tại đây, có hàng chục lượt xe ben (loại 4 tấn, loại 3 chân) biển kiểm soát: 49C-241.90, 49H-032.92, 49H-032.82, 49C-026.18,…tấp nập ra vào lấy cát đi tiêu thụ.


Chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ chiều ngày 26/3 đã có hàng chục lượt xe vào dự án nạo vét để lấy cát.

Việc các xe cơ giới vận chuyển cát có dấu hiệu quá khổ, quá tải, chạy lấn làn, không những thế nhiều xe không phủ bạt làm cát rơi vãi dọc đường, gây ô nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.

Một số người dân thường xuyên phải di chuyển qua những tuyến đường này cho hay, việc các xe tải ra vào dự án đã gây nên tình trạng bụi bặm, cát rơi vãi xuống đường khiến các phương tiện như xe đạp, xe máy rất khó di chuyển, dễ xảy ra tai nạn giao thông.

"Chúng tôi mỗi lần di chuyển qua tuyến đường này đều rất bất an, bởi các xe cở lớn chạy chiếm hết phần đường, rồi bụi bặm, cát thì rơi vãi xuống đường cản trở giao thông rất nguy hiểm", người dân cho biết thêm.



Được biết, Dự án nạo vét cục bộ phòng chống bồi lắng, lập bãi tập kết nguyên vật liệu, vật tư và hoạt động phương tiện cơ giới tại khu vực lòng hồ thuỷ điện Krông Nô 2, thuộc xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Dự án do Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Hưng Thịnh Lâm Đồng làm đơn vị nạo vét có tổng diện tích sử dụng đất của dự án là 10,85 ha. Trong đó, khu vực nạo vét: 10,6 ha; Khu vực bãi tập kết: 0,25 ha. Dự án có tổng khối lượng nạo vét dự kiến là 99.316 m3 hỗn hợp nguyên khối (bao gồm cát, sỏi xây dựng, bùn, rác...)

Đối với công suất nạo vét, theo Giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện số 49/GP-UBND ngày 05/7/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh ký ban hành, thời gian nạo vét là 5 năm. Trong năm thứ nhất đến năm thứ tư, công suất khoảng 20.000 m³ hỗn hợp nguyên khối/01 năm; Năm thứ năm khoảng khoảng 19.316 m3 hỗn hợp nguyên khối.


Những chiếc xe ben loại Howo 3 chân chở cát ra khỏi dự án nạo vét có dấu hiệu quá tải, quá khổ, bụi bặm, rơi vãi.

Theo quy định, đối với khối lượng khoáng sản thu hồi trong quá trình nạo vét, Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Hưng Thịnh Lâm Đồng có trách nhiệm báo cáo UBND huyện Lạc Dương tổ chức xác định khối lượng khoáng sản thu hồi trong quá trình nạo vét kết hợp tận thu khoáng sản (làm vật liệu xây dựng thông thường) trong phạm vị hồ thủy điện Krông Nô 2 để xác định, phê duyệt giá khởi điểm các chi phí có liên quan và triển khai thực hiện đấu giá tài sản theo quy định trước khi vận chuyển ra ngoài tiêu thụ.



Thế nhưng theo quan sát thì tại dự án này không được lắp đặt trạm cân, camera giám sát để kiểm soát khối lượng cát được hút lên và vận chuyển, bán ra bên ngoài. Quản lý tại Dự án cho hay, chỉ tính riêng trong chiều ngày 26/3, đơn vị đã xuất cát bán ra ngoài số lượng tương đối lớn.

Như vậy có thể thấy, việc chở cát đi tiêu thụ khi chưa báo cáo cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục khai thác khoáng sản của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Hưng Thịnh Lâm Đồng đã khiến một lượng tài nguyên bị thất thoát.


Hai chiếc xe ben mang biển kiểm soát 49C-032.82 và 49C-032.92 chở cát ra khỏi bãi tập kết cát của dự án nạo vét cát đi tiêu thụ có dấu hiệu quá tải, quá khổ, gây ô nhiễm môi trường.

Từ thực trạng ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông tại khu vực dự án đang triển khai, chúng tôi đã phản ánh sự việc đến Đội CSGT huyện Lạc Dương, Đại úy Nguyễn Như Trung - Đội trưởng Đội CSGT Công an huyện Lạc Dương cho biết sẽ khẩn trương cho cán bộ kiểm tra. Đối với những tư liệu được phóng viên cung cấp, đơn vị sẽ có căn cứ để làm việc với chủ phương tiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm.


Bãi tập kết cát của dự án nạo vét trên lòng hồ thủy điện Krông Nô 2.

Trao đổi với lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) về vấn đề quản lý khoáng sản sau khi nạo vét của Dự án, ông Hoàng Văn Hãnh – Phó trưởng Phòng cho biết sẽ khẩn trương cho cán bộ kiểm tra, xác minh và xử lý.




Những chiếc xe ben chở cát từ dự án nạo vét đi tiêu thụ chạy nhanh, lấn làn, rơi vãi cát dọc đường.

Từ thông tin trên chúng tôi đã liên hệ trao đổi với ông Nguyễn Đức Thống - Giám đốc Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Hưng Thịnh Lâm Đồng - ông Thống cho biết: "Lượng cát nạo vét lên mặc dù chưa làm thủ tục đấu giá, nhưng vì một số lãnh đạo địa phương xin nên công ty có xuất ra 12 xe và một số anh em địa phương. "Phía UBND xã có xin mấy xe để xây dựng công trình nên đơn vị cũng có cái khó, việc chở ra ngoài cũng chưa đúng trong thủ tục nhưng chính quyền anh em địa phương làm hạ tầng nên hỗ trợ" - ông Thống cho biết thêm.

Hiện nay, tình trạng các đơn vị được cấp phép nạo vét bùn, cát, nhưng khi hút lên chủ yếu là cát và các công ty, đơn vị liên quan không tiến hành đăng ký, báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để thực hiện các thủ tục khai thác, tận thu khoáng sản đã và đang diễn ra tại nhiều dự án nạo vét trên lòng hồ thủy điện. Nếu lực lượng chức năng không có biện pháp giám sát nghiêm ngặt thì việc thất thu nguồn thuế, thất thu khoáng sản là điều không thể tránh khỏi.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.