moitruongplus TP Cẩm Phả là địa phương có các hoạt động công nghiệp sôi động như khai thác, chế biến và kinh doanh than, sản xuất xi măng, nhiệt điện… trong những năm qua thành phố luôn quan tâm đến vấn đề sản xuất kinh doanh gắn với bảo vệ môi trường.

TP Cẩm Phả có 16 mỏ và công trường khai thác than lộ thiên hoạt động, sản lượng khai thác từ 14 đến 16 triệu tấn than/năm, tương ứng lượng đất bóc từ 180 đến 200 triệu m3/năm. Quá trình khai thác nhiều năm đã hình thành nên nhiều bãi thải lớn, với dung tích hàng trăm triệu mét khối, luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và sạt lở đất đá vào mùa mưa bão. Trước thực trạng trên, thành phố đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thành viên của Tổng Công ty Đông Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam triển khai nghiêm túc các nội dung của đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành Than.


Thành phố Cẩm Phả. Ảnh: Internet

Công ty CP Than Cao Sơn hiện là đơn vị khai thác than lộ thiên có sản lượng than cao nhất TKV, hằng năm đổ thải hàng triệu mét khối đất đá tại bãi thải Bàng Nâu. Để bảo vệ môi trường trong công tác vận tải đất đá và đổ thải, công ty đang duy trì hình thức vận tải liên hợp ô tô - băng tải. Ngoài hiệu quả rõ rệt về kinh tế, vận tải theo hình thức này đã giúp Than Cao Sơn giảm khoảng 40% số lượng ô tô hoạt động trên đường mỏ, từ đó giảm khối lượng khí thải và bụi phát tán từ các phương tiện ra môi trường.

Ông Vũ Đức Cường (Phòng Đầu tư Môi trường, Công ty CP Than Cao Sơn) cho biết: Việc đổ thải được thực hiện theo đúng quy hoạch, quy chuẩn kỹ thuật của Bộ TN&MT, các khu vực dừng đổ thải được trồng rừng hoàn nguyên phủ xanh. Công ty hiện đang triển khai bổ sung một hệ thống thu gom nước bề mặt ở chân bãi thải. Sau khi hoàn thành sẽ ngăn ngừa được tình trạng trôi lấp đất đá xuống các sông suối, khu dân cư phía dưới.

Không chỉ tại Công ty CP Than Cao Sơn, hiện nay tất cả các đơn vị ngành than đứng chân trên địa bàn TP Cẩm Phả đều thực hiện nghiêm các quy định, chung tay bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp.

Để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường từ các hoạt động chế biến và kinh doanh than tại Khu vực Cụm cảng Km6, nhất là khi tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả đi vào hoạt động, nhiều giải pháp bảo vệ môi trường đã được Công ty CP Vận tải và chế biến than Đông Bắc tập trung thực hiện. Từ tháng 9/2021 tuyến đường gom chuyên dành cho vận chuyển than song song với tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả đã được công ty hoàn thành và đưa vào sử dụng, chấm dứt việc vận chuyển than trên tuyến đường bao biển, đoạn từ đường khu vực cầu vượt giao cắt với QL18 đến kho than. Qua đó, góp phần giảm thiểu lượng bụi phát tán ra môi trường trong quá trình vận chuyển than.

Ông Nguyễn Hữu Ba, Quản đốc Phân xưởng 1, Công ty CP Vận tải và chế biến than Đông Bắc, cho biết: Công ty thường xuyên duy trì hệ thống phun sương dập bụi, tiến hành trồng cây xanh che xung quanh khu vực cảng. Trong thời gian tới, khi tuyến đường bao biển Hạ Long - Cẩm Phả đi vào hoạt động, công ty cũng xây dựng hệ thống tường bao quanh khu vực cảng nhằm che chắn, không cho bụi than phát tán ra môi trường, tạo cảnh quan khu vực.

Theo kế hoạch, trong năm 2021, TP Cẩm Phả phối hợp chặt chẽ với các đơn ngành than hoàn thành trồng vành đai cây xanh ngăn bụi xung quanh khu vực chân bãi thải Bằng Nâu, Đông Cao Sơn và khu vực giáp khu dân cư; cải tạo phục hồi môi trường và trồng cây phủ xanh 100ha đất trống tại các khai trường, bãi thải. Nhờ nỗ lực đầu tư, quyết tâm đổi mới, gắn phát triển sản xuất với nhiệm vụ bảo vệ môi trường, trong đó nổi bật là triển khai đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành Than, đến nay, nhiều "điểm nóng” về môi trường tại Cẩm Phả từng bước được giải quyết.

Ông Lê Đình Tam (khu 12, phường Mông Dương, TP Cẩm Phả) cho biết: Trước đây nhân dân khu phố thường xuyên phải hứng chịu bụi than từ các khai trường, bãi thải, nhất là vào mùa hanh khô. Tuy nhiên hiện nay ngành than đã đầu tư các tuyến băng tải, hệ thống phun sương dập bụi cao áp, trồng cây xanh vì vậy môi trường đã được cải thiện nhiều, người dân rất vui mừng.

Để tiếp tục cải thiện môi trường tự nhiên, những năm tới TP Cẩm Phả sẽ siết chặt việc kiểm soát các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường như khai thác than, xi măng, nhiệt điện... Đồng thời đẩy nhanh tiến độ di dời các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc phải di dời theo quy hoạch vào các CCN; tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận trong nhân dân cùng chung tay bảo vệ môi trường, gìn giữ thành phố luôn xanh, sạch đẹp.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

hhrt
dsfdsfd
csds
dgfd

Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên chỉ đạo xã Hồng Minh xử lý các vi phạm (Bài 2)

Từ thông tin của Môi trường và Đô thị Việt Nam, cùng với kết quả kiểm tra của UBND huyện Phú Xuyên tại xã Hồng Minh, Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên đã ký văn bản số 765 yêu cầu Chủ tịch UBND xã Hồng Minh hoàn thiện các quy trình để xử lý vi phạm.

Hà Tĩnh: Sạt lở đất tại dự án đường dây 500Kv mạch 3 khiến nhiều công nhân thương vong

Chiều nay 6/5, một vụ sạt lở đất đã khiến cho 18 công nhân đang thi công dự án đường dây 500 kv mạch 3 qua Hà Tĩnh bị vùi lấp, trong đó có 3 công nhân bị tử vong.

Công nhân vệ sinh môi trường Hà Nội trả lại đồ nhặt được cho du khách nước ngoài

Công nhân vệ sinh môi trường thuộc Chi nhánh Hoàn Kiếm URENCO 2, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) đã nhặt được một túi xách của du khách Đan Mạch và tìm cách trả lại cho người bị mất.

WATERTECH CHINA 2024: Đi đầu trong đổi mới lĩnh vực xử lý nước

WATERTECH CHINA 2024 sẵn sàng cách mạng hóa ngành xử lý nước và nước thải bằng cách cung cấp nền tảng giới thiệu hơn 300 sản phẩm và giải pháp mới từ các thương hiệu nổi tiếng toàn cầu.

Vì sao Công ty TNHH Cây xanh Công Minh trúng nhiều gói thầu?

Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an vừa yêu cầu nhiều tỉnh, thành trên cả nước rà soát, cung cấp thông tin, tài liệu về các dự án trồng, chăm sóc cây xanh, chỉnh trang đô thị… từ năm 2019-2023, liên quan đến Công ty TNHH Cây xanh Công Minh.

Bắc Ninh: Khu sinh thái Vườn Cuộc Sống xây dựng trái phép?

Khu sinh thái Vườn Cuộc Sống tại xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh tự ý chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất từ mô hình trồng màu kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm sang kinh doanh dịch vụ.