moitruongplus Một diện tích đất rộng hàng nghìn m2 ngoài ven đê sông Trà Lý, xã Mỹ Lộc (huyện Thái Thụy, Thái Bình) bị ‘hô biến’ thành bến bãi tập kết, trung chuyển tro xỉ hoạt động không phép, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn hành lang bảo vệ đê

Thông tin từ người dân xã Mỹ Lộc, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhiều năm nay, trên địa bàn xã xuất hiện bến bãi tập kết, trung chuyển tro xỉ ngoài bãi đê sông Trà Lý. Đáng nói, bến bãi này hoạt động không phép diễn ra trong nhiều năm đã gây hệ lụy rất lớn đến môi trường xung quanh, uy hiếp an toàn hành lang bảo vệ đê sông Trà Lý nhưng chính quyền địa phương không xử lý triệt để, gây bức xúc trong nhân dân. Ngoài ra, hàng ngày các xe tải trọng lớn vào nhà máy Nhiệt điện Thái Bình để vận chuyển tro xỉ đến tập kết tại đây rồi đưa xuống tàu vận chuyển đi tiêu thụ, đã làm cho hạ tầng giao thông trong khu vực bị ảnh hưởng, xuống cấp.




Khu đất rộng hàng nghìn m2 ngoài bãi đê sông Trà Lý bị ‘hô biến’ thành bãi tập kết tro xỉ hoạt động không phép, gây ảnh hưởng đến môi trường, uy hiếp an toàn hành lang bảo vệ đê điều.

Có mặt tại khu vực đê sông Trà Lý, xã Mỹ Lộc, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận hoạt động của bến bãi này, bãi tập kết nằm chạy dài từ sau đền Bà đến cảng than của Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình. Phía sau đền Bà là nơi tập kết những đống tro xỉ khổng lồ rộng hàng nghìn m2.

Tại thời điểm ghi nhận, trong khu vực bãi có một máy xúc và một chiếc xe tải. Đáng nói, những đống tro xỉ chất cao như núi tại đây không hề được che phủ, vì thế chỉ cần những trận mưa lớn là lượng lớn tro xỉ này sẽ dễ dàng theo nước mưa chảy xuống lòng sông Trà Lý, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản của người dân các vùng lân cận.

Để tìm hiểu rõ về tính pháp lý cũng như các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động tập kết chất thải của bến bãi này, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi làm việc với ông Giang Văn Liền - Chủ tịch UBND xã Mỹ Lộc và được vị này cho biết: Liên quan đến bến bãi của Công ty TNHH Phú Thịnh Thắng, mới đây, sau khi có ý kiến phản ánh, ngày 31/8/2023, Chủ tịch UBND huyện Thái Thuỵ đã chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn của huyện là Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Kinh tế hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Quản lý đê điều về làm việc với địa phương, và xã đã chuyển hết tài liệu về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện.

Thông tin về thủ tục pháp lý hoạt động của bến bãi này, ông Liền nói: Bãi tập kết này đang được doanh nghiệp lập hồ sơ xin chuyển đổi thành bãi trung chuyển vật liệu gửi cơ quan có thẩm quyền cấp phép, nhưng hiện nay vẫn đang chờ.

Khi PV đề nghị tiếp cận hồ sơ về nguồn gốc, mục đích sử dụng đất đối với khu đất trên, ông Liền không trả lời thẳng vào câu hỏi mà nói rằng: Chúng tôi đang đề nghị cơ quan có thẩm quyền sớm cấp giấy phép cho công ty hoạt động, chứ không xã Mỹ Lộc trở thành cát bụi của tro, xỉ?!

Cũng theo người đứng đầu chính quyền xã Mỹ Lộc, sau khi có phản ánh, chúng tôi đã đình chỉ hoạt động đối với bến bãi này và có biên bản làm việc với Công ty.


Những đống tro xỉ được tập kết cao như những quả núi ngay sát mép sông Trà Lý, chỉ cần trận mưa to thì lượng tro xỉ này dễ dàng bị nước mưa cuốn chảy thẳng xuống sông Trà Lý, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước tưới tiêu, nuôi trồng thủy sản của người dân các vùng lân cận.

Được biết, tại Quyết định số 1983/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình ngày 21/07/2016 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn Thái Bình, không có bến bãi nào được quy hoạch, bổ sung tại diện tích bãi Đông sông Trà Lý.

Đáng nói, mới đây, UBND tỉnh Thái Bình đã có văn bản yêu cầu các Sở, ngành, địa phương trong tỉnh triển khai các biện pháp ngăn chặn vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống thiên tai.

Tại văn bản này, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố thực hiện nghiêm các nội dung tại Chỉ thị số 24/CT-TTg ngày 7/10/2019, Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 1/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 18/CT-UBND ngày 21/10/2019 của UBND tỉnh. Kiên quyết xử lý, giải tỏa các bến bãi ngoài bãi sông có chiều rộng bãi nhỏ hơn 20m; yêu cầu các bến bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng trên địa bàn quản lý không được tập kết vật liệu lấn chiếm hành lang bảo vệ đê, lên mặt đê, mái đê và hạ thấp chiều cao chất tải, xử lý nghiêm các bến bãi nếu vi phạm.




Hàng ngày các xe tải trọng lớn vào nhà máy Nhiệt điện Thái Bình để vận chuyển tro xỉ đến tập kết tại đây rồi đưa xuống tàu vận chuyển đi tiêu thụ, đã làm cho hạ tầng giao thông trong khu vực bị ảnh hưởng, xuống cấp.

Đối với các vụ vi phạm tồn đọng, phải kiểm tra, rà soát cụ thể, chi tiết từng vụ vi phạm. Xây dựng kế hoạch, lộ trình để tiến hành xử lý dứt điểm các vụ vi phạm tồn đọng, trong đó tập trung xử lý các vi phạm nghiêm trọng, nổi cộm, kéo dài, nhất là các công trình xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều gây ô nhiêm môi trường, đặc biệt các công trình xây dựng trên bãi sông ở một số xã, thị trấn.

Thực hiện nghiêm trách nhiệm trong quản lý Nhà nước về đê điều theo quy định của Luật Đê điều; ban hành, rà soát, bổ sung và thực hiện quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm pháp luật đê điều, đồng thời gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Để bảo đảm an toàn đê điều cũng như môi trường xung quanh khu vực sông Trà Lý, xã Mỹ Lộc, thiết nghĩ UBND huyện Thái Thụy và các đơn vị chức năng cần xử lý nghiêm hành vi tập kết tro xỉ trái phép của Công ty TNHH  Phú Thịnh Thắng. Đồng thời kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của chính quyền địa phương có dấu hiệu buông lỏng quản lý, để vi phạm tồn tại trong nhiều năm liền gây bức xúc trong nhân dân; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đến sự an toàn tuyến đê sông Trà Lý (nếu có).

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdsgfd
jkgkjh
sdasd
dạkhds

Bắc Ninh: Khu sinh thái Vườn Cuộc Sống xây dựng trái phép?

Khu sinh thái Vườn Cuộc Sống tại xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh tự ý chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất từ mô hình trồng màu kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm sang kinh doanh dịch vụ.

Huyện Văn Yên (Yên Bái): Khai thác cát sai quy định cần phải chấn chỉnh kịp thời.

Hoạt động khai thác cát sông Hồng đoạn qua xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có nhiều dấu hiệu sai quy định gây nhiều hệ lụy xấu. Do vậy, chính quyền địa phương cần phải chấn chỉnh kịp thời.

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp

Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.

UBND Thị xã Duy Tiên vào cuộc kiểm tra sau phản ánh Môi trường và Đô thị Việt Nam

UBND Thị xã Duy Tiên vào cuộc kiểm tra tình trạng cá nhân/ doanh nghiệp ngang nhiên xâm phạm lòng, bờ sông Hồng khi chưa được phép tại xã Mộc Bắc sau phản ánh Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Quảng Ninh: Giông lốc lật thuyền làm 4 người mất tích

Lực lượng chức năng thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đang khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích do lật thuyền xảy ra trên luồng sông Chanh vào rạng sáng nay.

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).