moitruongplus Đêm 1/9/2023, người dân bị đánh thức bởi nhiều tiếng gầm rú của các loại xe công trình trên đoạn đường đê thuộc địa bàn ấp An Phú Thạnh, xã An Khánh, huyện Châu Thành.

Tại hiện trường, 2 chiếc xe bồn trộn bê tông hạng nặng mang biển số 71H-002.70 và một chiếc chưa rõ biển số của Công ty TNHH Bê tông Kiều Lan (Mỏ Cày Bắc, Bến Tre) đang vận hành, chiếm toàn bộ lối đi rộng khoảng 4 m, khiến toàn bộ xe cộ lưu thông đều phải chen lách để đi qua. Cả 2 phía nơi xe bê tông thi công không có bất kỳ biển báo hay tín hiệu cảnh báo nào.

Người dân xung quanh cho biết, tình trạng này đã diễn ra từ nhiều ngày nay. Cứ vào buổi tối, các xe bê tông này như những hung thần, hoạt động tung hoành trên nhiều đường nông thôn nhỏ bé.

Cũng theo người dân, tải trọng thiết kế đoạn đường đê ven sông này tối đa cũng chỉ 10 tấn, chưa kể các cầu cống tải trọng chỉ từ 8 – 13 tấn. Trong khi đó, theo ghi nhận của chúng tôi, mỗi xe bồn trộn bê tông có tổng tải trọng không dưới 25 tấn.

Được biết, đường đê ven sông này là do các hộ dân đóng góp đất cùng Nhà nước làm đường để phát triển giao thông nông thôn. Tuy nhiên, sự phấn khởi vì có được con đường sạch đẹp chưa bao lâu thì lại bị các "hung thần” cày xới, phá nát.






Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Hoàng – Chủ tịch xã An Khánh cho biết, hồ sơ thiết kế và tải trọng của con đường này đang bị thất lạc, nên ông cũng không nắm rõ tải trọng cho phép là bao nhiêu.

Vấn đề đặt ra là, ai đã cho phép đội xe trộn bê tông "siêu tải trọng” này lưu thông vào con đường đê nông thôn vốn chỉ dành cho các loại xe máy và xe ô tô tải trọng nhỏ? Và bằng cách nào mà các loại xe "siêu trọng” nói trên có thể xuất hiện trên con đường này, trong khi các lối rẽ vào đường đê của xã đều nhỏ và hẹp?

Thêm nữa, khi thi công một công trình có ảnh hưởng đến dân sinh, đơn vị thi công phải thực hiện các quy định cảnh báo cần thiết như: Bảng thông tin dự án, cọc tiêu, đèn chớp báo hiệu… Đó là chưa kể, các công trình xây dựng, dù là dân dụng vẫn phải tuân thủ các thủ tục về thiết kế, phương án xây dựng, cách thức vận chuyển VLXD… và trình báo chính quyền địa phương để theo dõi.






Trong trường hợp không có biển báo công trình, nếu xảy ra tai nạn, ai sẽ chịu trách nhiệm? Và việc xe có tải trọng lớn cày nát đường dân sinh thì ai/đơn vị nào sẽ bỏ tiền ra khắc phục? Câu hỏi này xin dành cho chính quyền xã An Khánh trả lời với công luận.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdsgfd
jkgkjh
sdasd
dạkhds

Bắc Ninh: Khu sinh thái Vườn Cuộc Sống xây dựng trái phép?

Khu sinh thái Vườn Cuộc Sống tại xã Đại Đồng Thành, thị xã Thuận Thành, Bắc Ninh tự ý chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất từ mô hình trồng màu kết hợp với chăn nuôi gia súc gia cầm sang kinh doanh dịch vụ.

Huyện Văn Yên (Yên Bái): Khai thác cát sai quy định cần phải chấn chỉnh kịp thời.

Hoạt động khai thác cát sông Hồng đoạn qua xã Mậu Đông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái có nhiều dấu hiệu sai quy định gây nhiều hệ lụy xấu. Do vậy, chính quyền địa phương cần phải chấn chỉnh kịp thời.

Gia Lai: Ngang nhiên xây dựng nhà xưởng trên đất nông nghiệp

Công trình nhà xưởng ngang nhiên xây dựng trên đất nông nghiệp của một hộ dân tại làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ. Trước sự việc này, chính quyền địa phương đã đề nghị tháo dỡ nhưng hộ dân vẫn cố tình không chấp hành.

UBND Thị xã Duy Tiên vào cuộc kiểm tra sau phản ánh Môi trường và Đô thị Việt Nam

UBND Thị xã Duy Tiên vào cuộc kiểm tra tình trạng cá nhân/ doanh nghiệp ngang nhiên xâm phạm lòng, bờ sông Hồng khi chưa được phép tại xã Mộc Bắc sau phản ánh Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam.

Quảng Ninh: Giông lốc lật thuyền làm 4 người mất tích

Lực lượng chức năng thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) đang khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích do lật thuyền xảy ra trên luồng sông Chanh vào rạng sáng nay.

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).