moitruongplus Trong thời gian qua, tại trung tâm thành phố Huế xuất hiện nhiều địa điểm buôn bán trái phép trên vỉa hè, lấn chiếm lòng lề đường gây ô nhiễm và mất mỹ quan đô thị.


Thành phố Huế xuất hiện nhiều khu buôn bán chiếm dụng vỉa hè, lấn chiếm lòng lề đường.

Hiện tại trên địa bàn thành phố Huế xuất hiện nhiều điển buôn bán trái phép, chủ yếu là buôn bán các món ăn vặt lề đường, cà phê, nước giải khát. Những người này ngang nhiên chiếm dụng vỉa hè, lòng lề đường đặt các sạp hàng để buôn bán, những chỗ còn trống thì bày bừa bàn ghế nhựa cho khách ngồi ăn uống.

Theo ghi nhận của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam thì có hai khu buôn bán trái phép lớn lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường ngay tại trung tâm thành phố Huế là khu vực xung quanh công viên Tôn Đức Thắng đối diện Sở Tư pháp và Sở Tài chính Thừa Thiên Huế, điểm còn lại nằm trên đoạn đường Hoàng Hoa Thám giao nhau với đường Lê Lợi, nằm bên cạnh khách sạn Saigon Morin.


Khu vực buôn bán trái phép chiếm dụng vỉa hè, lấn chiếm lòng lề đường gây mất mỹ quan đô thị tại công viên Tôn Đức Thắng.


Khu vực buôn bán trái phép lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn giao thông tại đường Hoàng Hoa Thám

Tại khu vực công viên Tôn Đức Thắng các vỉa hè xung quanh công viên này được rất nhiều người chiếm dụng để đặt các sạp hàng buôn bán trái phép, nhất là phần vỉa hè của đường Nguyễn Văn Huyên, từ đầu đến cuối đoạn đường này đều bị chiếm dụng làm khu buôn bán trái phép. Những người này ngang nhiên chiếm phần vỉa hè dành cho người đi bộ để buôn bán, các chủ hàng tại đây tự phân lô vỉa hè đặt các bàn ghế nhựa phục vụ khách hàng.


Từ đầu đến cuối đường Nguyễn Văn Huyên đều bị chiếm dụng vỉa hè để buôn bán, không còn không gian cho người đi bộ.

Ngoài ra các vỉa hè không có mặt bằng tốt cũng được chiếm dụng làm chỗ bỏ xe cho khách, xe máy thì bỏ ngổn ngang trên vỉa hè còn ô tô thì đậu ở dưới lòng đường gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Mỗi đêm lượt khách ra vào có thể lên tới hàng trăm lượt, với lượng khách lớn như vậy thì số lượng rác thải được xả ra ở đây cũng gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường đô thị.


Ô tô, xe máy để đầy trên vỉa hè và dưới lòng đường gây mất mỹ quan đô thị.

Còn tại đoạn đường Hoàng Hoa Thám, các sạp hàng buôn bán trái phép ở đây đa số là bán các món ăn khuya và hoạt động cho tới gần sáng. Vỉa hè ở đường Hoàng Hoa Thám  khá hẹp nên các sạp hàng ở đây không chỉ chiếm vỉa hè mà còn lấn chiếm xuống lòng đường để có một không gian phía sau sạp hàng rộng hơn cho khách ngồi ăn uống.

Ngoài hành vi chiếm dụng vỉa hè trái phép còn có hành vi lấn chiếm xuống lòng đường gây nguy hiểm cho người và phương tiện lưu thông qua lại, buộc những người đi bộ phải xuống lòng đường để đi, các hoạt động buôn bán trái phép này làm mất mỹ quan đô thị, trật tự công cộng, nguy cơ mất an toàn giao thông cao và việc xả rác từ các hoạt động buôn bán này làm ảnh hưởng đến môi trường đô thị.


Các sạp hàng ở đường Hoàng Hoa Thám còn lấn chiếm xuống lòng đường gây mất an toàn giao thông, trật tự đô thị.

Qua phản ánh và bức xúc của người dân, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ lãnh đạo Đội Quản lý đô thị TP.Huế cho biết, việc triển khai xử lý lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè là việc làm thường xuyên cả ngày lẫn đêm để đảm bảo trật tự đô thị, ATGT thời gian qua Đội triển khai nhiều đợt ra quân lập lại trật tự đô thị, UBND các phường, xã kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, để xe không đúng nơi quy định cũng như các trường hợp để vật liệu, rác thải xây dựng trên vỉa hè làm mất mỹ quan thành phố.

Trước thực trạng chiếm dụng vỉa hè, lấn chiếm lòng lề đường đang gây bức xúc cho người dân hiện nay, để lập lại trật tự đô thị, lấy lại đường thông - hè thoáng, đảm bảo an toàn giao thông cho người cũng như phương tiện di chuyển trên tuyến đường nói trên; cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng, cũng như sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền, kiên trì xử lý vi phạm, để trả lại vỉa hè cho người dân, lấy lại mỹ quan đô thị cho thành phố và đảm bảo trật tự đô thị, đảm bảo an toàn giao thông, tránh việc xả rác bừa bãi gây ô nhiễm ảnh hưởng đến môi trường đô thị.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).