moitruongplus Sau khi tiếp nhận phản ánh từ toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom (Đồng Nai) đã tiến hành kiểm tra và đề nghị ngừng hoạt động cơ sở tái chế ni lông hoạt động trái phép gây ô nhiễm môi trường.

Trước đó, ghi nhận của phóng viên, tại thửa đất số 11, tờ số 12, ấp Thái Hoà, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, đã xảy ra hoạt động sản xuất của một số nhà xưởng và cơ sở, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường.


Các loại ni lông được tập kết thành đống.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, thửa đất này có diện tích 14.342,2 m2 và có mục đích sử dụng là đất trồng cây hàng năm khác. Và đến nay thửa đất này vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Căn cứ vào quyết định số 5369/QĐ-UBND ngày 31/12/2021 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt kế hoạch quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, thì thửa đất số 11, tờ số 12 thuộc xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, đã được quy hoạch gồm 12.742,8 m2 để sử dụng cho cơ sở sản xuất phi nông nghiệp (SKC) và 1.599,4 m2 dành cho mục đích giao thông (DGT).


Nhà máy thường xuyên xả khói gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, trái với quy hoạch đã đề ra, thực tế tại thửa đất này đã xuất hiện các công trình do cá nhân hoặc tổ chức xây dựng, bao gồm nhà xưởng tái chế nhựa và nhà máy sản xuất, tạo ra tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động.

Sau khi tiếp nhận phản ánh từ phóng viên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom cùng với UBND xã Hố Nai 3 đã tiến hành kiểm tra thực tế về tình hình đất đai và hoạt động của các cơ sở sản xuất tại thửa đất nêu trên


Phụ phẩm ni lông được đổ thẳng ra đất. 

Thông tin từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom cho biết, quyền sở hữu đất đai trên thửa đất này đã được xác định thuộc về ông Nguyễn Thanh Hạc, trong khi ông Nguyễn Tiến Dũng là chủ cơ sở sản xuất, dựa trên việc chuyển nhượng từ ông Hạc kể từ năm 2015.

Qua cuộc kiểm tra tại thửa đất số 11, tờ số 12, đoàn làm việc đã ghi nhận các công trình như sau: Công trình nhà tiền chế với kết cấu cột sắt, kèo sắt và mái tôn, có hai vách thùng tôn từ đến mái, nền bê tông xi măng, với diện tích khoảng 800m2 dùng làm kho chứa hàng; Công trình 2: nhà tiền chế với kết cấu cột sắt hình, kèo sắt 1, mái tôn và vách thùng tôn từ đến mái, diện tích khoảng 600 m2, hiện đang trong quá trình sửa chữa và xây dựng nền; Công trình 3: nhà tiền chế với kết cấu cột sắt, kèo sắt, mái tôn và hai vách thùng tôn từ đến mái, nền bê tông xi măng, diện tích khoảng 600m2, đang hoạt động trong việc tái chế ni lông; Công trình 4: nhà tiền chế với diện tích khoảng 600m2, nền bê tông, mái lợp tole và ba vách thùng tole còn trống, cùng với một nhà văn phòng xây bằng gạch, diện tích khoảng 96m2, chia thành bốn phòng ngủ.


Đến ngày 20/7/2023, UBND xã Hố Nai vẫn chưa có báo cáo về thực trạng thửa đất và tình trạng hoạt động của cơ sở tái chế ni lông.

Trong buổi làm việc, đoàn cũng  yêu cầu dừng hoạt động đã được đề ra đối với cơ sở tái chế ni lông. Đồng thời, UBND xã Hố Nai 3 đã được đề nghị tiến hành giám sát và lập hồ sơ để xử lý về lĩnh vực đất đai và môi trường, và kết quả báo cáo sẽ được gửi đến UBND huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường trước ngày 10/7/2023.

Cho đến ngày 04/7/2023, Phòng Tài nguyên và Môi trường đã ban hành văn bản số 2167/TNMT, yêu cầu UBND xã Hố Nai 3 lập hồ sơ để xử lý về lĩnh vực đất đai và môi trường liên quan đến việc ô nhiễm từ cơ sở sản xuất của ông Nguyễn Tiến Dũng. Tuy nhiên, đến ngày 20/7/2023, UBND xã Hố Nai 3 vẫn chưa báo cáo kết quả đối với Phòng Tài nguyên và Môi trường.


Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom sẽ giải quyết các vấn đề liên quan đến cơ sở sản xuất này.

Phòng Tài nguyên và Môi trường cho biết, sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan và UBND xã Hố Nai 3 để giải quyết các vấn đề về đất đai, môi trường, xây dựng và phòng cháy chữa cháy liên quan đến thửa đất số 11, tờ số 12 và cơ sở tái chế ni lông nêu trên.

Để có thông tin thực tế về công tác quản lý tại địa phương, phóng viên cũng đã liên hệ, đặt lịch làm việc với UBND xã Hố Nai 3 vào ngày 1/6/2023. Tuy nhiên, sau hơn hai tháng kể từ thời điểm đó, UBND xã Hố Nai 3 vẫn chưa cung cấp bất kỳ thông tin nào liên quan đến hoạt động tái chế ni lông của cơ sở sản xuất nêu trên.

Việc tiếp tục hoạt động của một cơ sở tái chế ni lông mà không tuân thủ quy định của phát luật và gây ô nhiễm môi trường trong thời gian dài, cùng với việc không chấp hành từ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Trảng Bom, đã đặt ra câu hỏi về trách nhiệm của UBND xã Hố Nai 3 trong công tác quản lý địa phương. Để đảm bảo thượng tôn pháp luật, kính đề nghị UBND xã Hố Nai 3 phối hợp với các ban ngành liên quan xử lý dứt điểm tình trạng gây ô nhiễm của cơ sở sản xuất nên trên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).