moitruongplus Đất rừng bị ‘xẻ thịt’ để xây dựng hàng quán trái phép, hoạt động kinh doanh gây nguy cơ cháy rừng, xả thải làm ô nhiễm môi trường… đó là thực trạng đã và đang diễn ra tại khu vực hồ Yên Trung ở TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Hồ Yên Trung thuộc phường Phương Đông, TP Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 50ha mặt nước và là hồ nhân tạo, mục đích để ngăn suối giữ nước, đắp đập xả lũ ở hạ lưu dự trữ nước phục vụ 227ha đất nông nghiệp. Hồ được đánh giá có cảnh quan đẹp tự nhiên, không khí trong lành, bao quanh rừng thông rộng lâu năm. Hiện nay, hồ Yên Trung là điểm đến du lịch hấp dẫn nằm trong chuỗi du lịch của TP Uông Bí, bên cạnh những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Yên Tử, Ba Vàng,…


Hồ Yên Trung là điểm đến du lịch hấp dẫn của TP Uông Bí, tuy nhiên đang bị phản ánh về tình trạng ô nhiễm môi trường, mất an toàn phòng chống cháy nổ.

Theo quy hoạch sử dụng đất TP Uông Bí đến 2020, kế hoạch sử dụng đất TP Uông Bí năm 2019 (được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2553/QĐ-UBND ngày 25/6/2019): Đất thương mại dịch vụ, hiện trạng là mặt nước chuyên dùng và rừng sản xuất.

Được biết, tại khu vực hồ Yên Trung, khu mặt nước của hồ do Công ty Thủy lợi Yên Lập quản lý; diện tích rừng do Công ty Lâm nghiệp và các hộ dân được giao đất giao rừng quản lý.










Mặc dù là điểm vui chơi lý tưởng, lãng mạn, mộng mơ,… nhưng mọi ngóc ngách rác thải ngập ngụa bốc mùi hôi thối, gây mất mỹ quan. Không những vậy, việc đốt rác tùy tiện đã gây nguy cơ cháy rừng rất cao.

Tuy nhiên, theo thông tin từ người dân trên địa bàn phường Phương Đông và du khách, tại đây đang có tình trạng rác thải từ các hoạt động ăn uống, vui chơi được xả trực tiếp xuống lòng hồ gây ô nhiễm nguồn nước, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Bên cạnh đó là tình trạng đốt củi nướng đồ ăn của du khách đang tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, Luật Lâm nghiệp.

Ngoài ra, tại đây tồn tại hàng loạt công trình như lều, lán để phục vụ khách ăn uống, nghỉ ngơi được xây dựng trên đất rừng sản xuất, không được cấp phép xây dựng,…




Rác thải, cá chết nổi lềnh phềnh 1 góc hồ.

Anh T.T.H – người dân phường Phương Đông chia sẻ, hồ Yên Trung có vẻ đẹp hoang sơ, được ví như "Đà Lạt thu nhỏ”, một điểm du lịch đậm chất lãng mạn, mộng mơ, trữ tình. Vào cuối tuần hoặc các dịp lễ, gia đình chúng tôi hay lui tới đó vui chơi, ăn uống. Nhưng tôi không biết công tác quản lý môi trường ở đây như nào mà dưới lòng hồ có rất nhiều rác thải như chai lọ, túi ni long nổi lềnh phềnh khiến nước hồ bị ô nhiễm, làm cá chết nổi bốc mùi hôi thối, rất mất mỹ quan.

Cũng theo anh T.T.H, mặc dù là điểm vui chơi lý tưởng, nhưng tôi rất e ngại về an toàn phòng cháy nổ ở đây. Xung quanh là rừng thông mà các hộ kinh doanh ngang nhiên đốt rác thải bốc mùi khét lẹt. Đặc biệt, nhiều gia đình hoặc nhóm đông người đến đây cắm trại, picnic hay tổ chức dã ngoại, rồi các du khách đến ngang nhiên sử dụng củi đốt ngay trong khu vực rừng để tự nấu nướng đồ ăn, rất dễ dẫn đến nguy cơ cháy rừng.  




Hồ Yên Trung như bị ‘băm nát’ quy hoạch, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tại đây.

Để làm rõ thông tin phản ánh, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có buổi "trải nghiệm” tại khu vực hồ Yên Trung. Tại đây có khu vực xây dựng cổng, hàng rào, khuôn viên, mở đường; xây dựng tiểu cảnh vườn Địa đàng, cầu Tình yêu, chữ nổi hồ Yên Trung... Nhiều hộ xây dựng dãy nhà tạm bằng khung thép, lợp mái lá ở cả trong rừng, và dấu hiệu xâm hại lòng hồ để kinh doanh. Một số hộ kinh doanh khác còn làm các chòi, lán riêng để cho các gia đình, nhóm bạn trẻ thuê khi picnic.  

Theo quan sát của PV, đất rừng ở đây có dấu hiệu bị ‘xẻ thịt’ để xây dựng hàng loạt các công trình trên, phá vỡ quy hoạch tại khu vực hồ Yên Trung, gây ảnh hưởng tiêu cực  đến môi trường sinh thái và chiến lược bảo vệ, phát triển rừng tại đây.




Một công trình có dấu hiệu xâm phạm lòng hồ, và công trình khung thép hoành tráng được xây dựng ngay trong khu vực rừng tại hồ Yên Trung.

Đáng nói, mặc dù ở đây có biển "Nghiêm cấm xả rác bừa bãi”, nhưng theo ghi nhận, rác thải được chất đống, ngập ngụa mọi ngóc ngách ở khu hồ này. Nhiều đống rác được người dân đốt khói bay mù mịt, khiến nguy cơ cháy rừng rất cao. Không những vậy, trên mặt hồ, rác thải và cá chết nổi lềnh phềnh trôi dạt vào một góc hồ, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Để rộng đường dư luận, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ với bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Chủ tịch UBND phường Phương Đông, kiêm Tổ phó Tổ Quản lý hồ Yên Trung (Tổ trưởng là Phó Ban quản lý rừng Quốc gia Yên Tử, tổ này bao gồm nhiều phòng ban chức năng của TP Uông Bí - PV).

Liên quan đến việc người dân đi picnic mang đồ vào tự nướng, gây nguy cơ cháy rừng rất lớn, bà Mai cho biết: Về phương diện quản lý Nhà nước ở địa phương, tại hồ Yên Trung có 4 nhân viên của Ban quản lý rừng Quốc gia Yên Tử thường trực, riêng thứ 7 và CN cử thêm Tổ bảo vệ dân phố. Khi khách vào, chúng tôi nhắc nhở không cho khách đến tự đốt củi để nướng đồ, mà người dân được giao đất giao rừng quản lý khu vực đó cho thuê bếp nướng. Tuy nhiên chúng tôi quản lý, giám sát, nhắc nhở để đảm bảo an toàn.

Vị Phó Chủ tịch UBND phường Phương Đông cũng trao đổi thêm, vấn đề này UBND TP Uông Bí và phường Phương Đông không đồng ý việc kinh doanh du lịch vì chưa được phép.


Trẻ em xuống ngay sát lòng hồ vui chơi gây nguy cơ mất an toàn đuối nước

Liên quan đến các hộ kinh doanh xây dựng, lập các lán, nhà tạm để kinh doanh nhà hàng ở cả trong rừng và nhiều công trình có dấu hiệu xâm hại lòng hồ, bà Mai cho biết, đối với các lán, nhà tạm này không được cấp phép, đặc biệt là các nhà khung thép thì càng không được phép làm. Liên quan đến các công trình này, phường cũng đã lập các biên bản yêu cầu tháo dỡ các công trình đó, thế nhưng mỗi khi tháo dỡ xong họ lại dựng lại.

Cũng theo bà Mai, Tổ quản lý hồ cũng phối hợp yêu cầu người dân không được dựng các nhà khung sắt thép. Hiện chưa có quy định được phép xây dựng các công trình phục vụ cho khai thác du lịch ở hồ Yên Trung.


Du khách ‘nổi lửa’ ngay trong rừng thông để nấu nướng đồ ăn tại hồ Yên Trung.

Có thể thấy, về lâu về dài, hồ Yên Trung có tiềm năng du lịch rất lớn, tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số những bất cập, đó là có nhiều đơn vị cùng tham gia quản lý. Vì vậy, việc quản lý hoạt động dịch vụ tự phát tại đây đã gây ra hệ lụy rất lớn về môi trường, an ninh trật tự và công tác phòng chống cháy rừng tại các diện tích rừng quanh hồ Yên Trung. Ngoài ra, cũng cần làm rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến dấu hiệu buông lỏng quản lý, giám sát và bảo vệ rừng cũng như mặt nước hồ Yên Trung.

Để phát triển du lịch hồ Yên Trung theo hướng chuyên nghiệp, góp phần phát triển, đa dạng hoá sản phẩm du lịch của TP Uông Bí trong giai đoạn tới, cần có các quy định rõ ràng của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh và TP Uông Bí để có sự quản lý bài bản, đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.