moitruongplus Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đợt bùng phát dịch tả nghiêm trọng nhất trong lịch sử Malawi đã khiến 1.210 người tử vong, trong khi vaccine phòng bệnh hiện rất khan hiếm.

Quốc gia châu Phi này đang phải ứng phó với đợt bùng phát dịch tả trầm trọng nhất từ trước tới nay khi ghi nhận gần 37.000 ca nhiễm bệnh kể từ tháng Ba năm ngoái. Khoảng 80.000 trường hợp đã được ghi nhận trên lục địa châu Phi trong cả năm 2022. Nếu xu hướng gia tăng nhanh hiện nay tiếp tục, nó có thể vượt qua số ca bệnh được ghi nhận vào năm 2021, năm tồi tệ nhất đối với bệnh tả ở châu Phi trong gần một thập kỷ.

Tuyên bố của WHO nêu rõ dịch bệnh đang lây lan tại 27 trong tổng cộng 29 huyện của Malawi. Số ca mắc trong tháng Một năm nay đã tăng 143% so với tháng 12 trước đó.

Theo WHO, bệnh tả là một bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do ăn phải vi khuẩn 'Vibrio cholerae' có trong nước hoặc thực phẩm bị ô nhiễm. Cơ quan này cho biết chính phủ Malawi đã tuyên bố đợt bùng phát này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vào tháng 12.

Hầu hết những người bị nhiễm bệnh tả không có triệu chứng và nếu có thì các triệu chứng cũng nhẹ. Tuy nhiên, những trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong trong vòng vài giờ nếu không được điều trị khi người nhiễm bệnh phát triển tiêu chảy cấp tính và nôn mửa dẫn đến mất nước nghiêm trọng. Theo WHO, bệnh tả có thể điều trị dễ dàng thông qua dùng ngay dung dịch bù nước đường uống (ORS) và liệu pháp bù nước thành công.


Người dân đang uống vắc-xin tả trong chiến dịch tiêm vắc-xin tả của UNICEF tại làng Misili, huyện Chikwawa, Malawi. Ảnh: UN News

WHO cảnh báo trước tình hình số ca bệnh tăng mạnh trong tháng qua, cơ quan này lo ngại rằng đợt bùng phát dịch hiện nay sẽ tiếp tục diễn biến theo chiều hướng xấu đi nếu không có các biện pháp can thiệp quyết liệt.

WHO cũng chỉ ra rằng cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại Malawi đang xảy ra trong bối cảnh gia tăng các đợt bùng phát dịch tả trên toàn thế giới, điều này đã làm hạn chế nguồn cung vaccine phòng bệnh, cũng như các bộ xét nghiệm và thuốc điều trị.

WHO đã thực hiện các biện pháp để giải quyết ổ dịch, chẳng hạn như soạn thảo kế hoạch ứng phó với dịch tả cấp quốc gia, triển khai các đội phản ứng nhanh quốc gia tại các khu vực bị ảnh hưởng và thu thập dữ liệu.

Liên Hợp Quốc đã tiến hành hai chiến dịch tiêm chủng lớn, nhưng do nguồn cung hạn chế nên họ chỉ cung cấp một trong hai liều thông thường. Lô thứ hai được gửi vào tháng 11 gồm 3 triệu vắc xin và tất cả đã được sử dụng. Malawi là một quốc gia có gần 20 triệu dân.

WHO cho biết thêm giới chức y tế hiện đã tiếp cận được khoảng 96,8% dân số Malawi đang sinh sống tại các cộng đồng có nguy cơ nhiễm bệnh và các cộng đồng đang phải gồng mình ứng phó với dịch tả.

Ngoài việc phòng bệnh bằng tiêm vaccine, WHO nhấn mạnh nhà chức trách nước sở tại đang thực hiện nhiều nỗ lực nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh và cơ hội sử dụng nước sạch thông qua khử trùng bằng clo tại từng hộ gia đình ở những cộng đồng và ở các huyện có dịch, bên cạnh nhiều biện pháp khác.

WHO đánh giá nguy cơ lây lan tại Malawi và các nước láng giềng là "rất cao." Nhiều ca mắc bệnh tả cũng đã được ghi nhận tại khu vực biên giới Mozambique. Các đợt bùng phát dịch tả hiện nay ở châu Phi đang xảy ra khi lục địa này phải đối mặt với các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, xung đột cũng như các dịch vụ y tế quá tải.

Ngày 8/2 vừa qua, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết dịch tả đang bùng phát tại 23 quốc gia trên thế giới và hơn 20 nước có chung biên giới trên bộ với các quốc này có nguy cơ dịch bệnh xâm nhập. Ông cảnh báo hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới có nguy cơ trực tiếp nhiễm phẩy khuẩn tả.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ggfd
fdgfd
fgfdf
êferg

Dùng tro xỉ san lấp Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 2213/BTNMT-MT gửi Công ty Cổ phần VSIP Cần Thơ về việc bổ sung vật liệu san lấp Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1).

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.