moitruongplus Đơn vị thi công đường giao thông "quên” làm cống thoát nước khiến các hộ dân tại ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời gặp nhiều khó khăn suốt 5 năm qua.

"Cây keo lai trồng 3 năm không lớn!”

Đoạn công trình trên thuộc dự án đường cứu hộ, cứu nạn đê biển Tây, kết hợp với phòng chống cháy rừng Vườn quốc gia U Minh Hạ (gọi tắt là đường Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc), thi công vào năm 2008.

Theo ông Tạ Vũ Linh, người dân ở đây, rất nhiều hộ dân bị ảnh hưởng, chỉ riêng diện tích đất nhà ông bị ảnh hưởng trực tiếp là 1,5 ha. Nguyên nhân chính là do khi làm đường, đơn vị thi công đã "quên” đặt ống cống thoát nước cho diện tích bên trong con lộ.


Nước không thoát được nên mỗi khi mưa xuống là tràn hết cả lên mặt đường.

Ông Linh cho biết: "Vì không có đường thoát nước nên sau khi thử nhiều loại cây đều không hiệu quả, do nước ngập úng quanh năm. Cuối cùng, để vớt vát, tránh bỏ hoang nên chúng tôi trồng keo lai, nhưng suốt 3 năm, cây keo lai cũng không chịu lớn!”.

Gia đình ông Lê Anh Hận cũng chung cảnh ngộ. Hơn 1 ha đất nông nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn, phần lớn bỏ hoang do lau sậy. "Có đất thì bỏ hoang, còn chút diện tích thì trồng lúa, nhưng nước ngập quanh năm, tôi đành bơm nước cả 100 lít dầu nhưng vẫn chưa đâu, chẳng đủ thu bù chi” – ông Hận bức xúc.

Được biết, có 8 hộ không có cống thoát nước với diện tích hơn 20 ha và kéo dài trên diện tích tiếp giáp lộ dài khoảng 300 m. Hơn 5 năm trôi qua, có hộ bỏ hoang ruộng, có hộ lên liếp trồng tràm, trồng keo lai, trồng chuối, nhưng do ngập nặng, cây cũng không lớn hoặc chết úng. Cá nuôi thì chìm đìa, trắng tay. Có người cố gắng gieo trồng bằng cách đặt máy bơm, nhưng thu hoạch không đủ chi phí nhiên liệu. Khó khăn, nợ nần đang bủa vây bà con.   


Ông Linh và ông Hận đau xót trước khu đất suốt 5 năm không canh tác được gì.

Tích cực giao đất lại thiệt thòi nhất!

Điều bức xúc nhất của 8 hộ dân trên chính là họ luôn gương mẫu chấp hành giao mặt bằng làm đường. Theo ông Linh, trong quá trình vận động người dân làm đường thì UBND xã Trần Hợi có đến vận động giao mặt bằng nhằm đảm bảo tiến độ thi công và những hộ dân trên thuộc giai đoạn 1, rất nhiệt tình, đồng thuận cùng chính quyền.

Năm 2018, khi biết công trình đường Tắc Thủ – Vàm Đá Bạc đi qua phần đất mình, bà con có đề nghị đặt ống cống ngang lộ để thoát nước, nhưng không được chấp nhận. Thay vào đó, đơn vị thi công và UBND xã Trần Hợi tiến hành họp dân và đưa ra phương án sẽ làm cống dọc theo tuyến lộ thoát nước xuống con Kênh Xáng gần đó. Nhưng rồi khi đường làm xong thì lời hứa làm cống cũng không được thực hiện.

Ngoài ra, khi tự giác chấp hành, bàn giao đất, chính quyền địa phương cùng Hội đồng giải phóng mặt bằng còn hứa sẽ thưởng cho mỗi hộ 3 triệu đồng. Đến nay, số tiền đó cũng không thấy đâu!


Tuyến đường không có cống thoát nước nên các hộ dân gặp rất nhiều khó khăn.

Sẽ sớm khắc phục?!

Ghi nhận những bức xúc trên, PV Môi trường và Đô thị điện tử có làm việc với ông Nguyễn Văn Đoàn – Chủ tịch UBND xã Trần Hợi. Ông Đoàn cho biết: "UBND xã có phản ánh đến Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện và huyện phản ánh về Sở GTVT, nhưng đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi. Thực tế, một số hộ đã ngừng sản xuất, một số hộ lên vườn, khắc phục tạm thời là tháo nước ra tuyến hậu, tuy vậy gặp rất nhiều khó khăn. Hướng tới, để khắc phục phía hậu đất thuộc tuyến kênh thuộc rừng U Minh Hạ sẽ tạo điều kiện cho bà con thoát nước tại đó. Tuy nhiên đó chỉ là phương pháp tạm thời…”.

Riêng việc các hộ tích cực giao đất để giải phóng mặt bằng sẽ nhận được 3 triệu đồng/hộ, ông Đoàn nói có báo cáo về Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện, xem có đủ điều kiện xem xét để hỗ trợ cho người dân hay không, nhưng đến nay cũng chưa có phản hồi.


UBND xã Trần Hợi cần sớm có giải pháp tạm thời cho người dân.

Như vậy, suốt 5 năm qua, UBND xã Trần Hợi cũng đang đợi phản hồi từ các cơ quan chức năng. Trách nhiệm giải quyết bức xúc cho bà con giờ thuộc về ai, chính quyền địa phương cũng không rõ! 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).