moitruongplus Hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp tại thôn Kim Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang (Hưng Yên) đang được san lấp mặt bằng bởi vật liệu không đạt chuẩn, điều này có nguy cơ đe dọa môi trường khu vực...

Ảnh hưởng đến môi trường nếu vật liệu san nền không đạt chuẩn

Thời gian gần đây, phóng viên (PV) Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận thông tin phản ánh về việc các cá nhân, tổ chức thực hiện san lấp đất nông nghiệp tại thôn Kim Ngưu, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên thiếu tuân thủ quy định của pháp luật gây ảnh hưởng đến môi trường.

Tiếp nhận thông tin phản ánh, PV đã có ghi nhận thực tế tại địa phương. Theo đó, hàng nghìn mét vuông đất nông nghiệp đang được san lấp mặt bằng. Điều đáng nói ở đây là vật liệu dùng để san lấp có nhiều dấu hiệu không đạt chuẩn, không phải là đất hay cát san lấp, do vậy có nhiều nguy cơ đe dọa, xâm hại môi trường khu vực.


Hiện trạng khu vực.

Tiếp đó, điểm san lấp nằm giáp với hành lang an toàn giao thông đường tỉnh lộ 379 làm ảnh hưởng đến hành lang giao thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Chị N. T. M (người dân địa phương) bức xúc chia sẻ với PV mỗi khi chứng kiến những chiếc xe ra vào khu vực san lấp: Đây là đất nông nghiệp người dân vẫn canh tác nay được tiến hành san lấp mà không biết nhằm mục đích gì. Mỗi lần xe ra vào san lấp đều rất bụi bặm và ảnh hưởng đến an toàn giao thông trên tuyến đường này.

Trước thực trạng đang diễn ra, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã phản ánh đến ông Hoàng Trọng Phận – Chủ tịch UBND xã Tân Tiến. Trao đổi với PV, ông Phận thông tin: Theo quy định, việc san lấp phải thực hiện bằng đất hoặc cát, UBND xã Tân Tiến cũng đã nắm được thực trạng này và nhiều lần ngăn chặn nhưng sự việc vẫn tiếp diễn. Xã đã có báo cáo lên huyện về việc này.

Kế hoạch 93a của UBND tỉnh có bị thách thức: Trách nhiệm thuộc về ai?

Trả lời PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, PGS.TS. Bùi Thị An (Nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Cộng đồng) nêu rõ 3 vấn đề mà chính quyền địa phương cùng các cơ quan chuyên môn cần giải quyết nhanh gọn để bảo vệ môi trường, như sau:

Thứ nhất: Cần xác định được việc san lấp mặt bằng như vậy có được phép hay không?

Thứ hai: Chính quyền địa phương cùng các cơ quan chuyên môn cần xác định ngay vật liệu san lấp là vật liệu gì có đạt chuẩn không, nếu không phải là đất hay cát san lấp thì là vật liệu gì, có nguy cơ gây hại cho môi trường hay không vì không loại trừ có chứa lẫn rác thải xây dựng hay rác thải nguy hại….


PGS.TS. Bùi Thị An (Nguyên Đại biểu Quốc hội, Viện trưởng Viện Tài nguyên Môi trường và Phát triển Cộng đồng).

Thứ ba: Sau khi xác định được, nếu có vi phạm và gây ảnh hưởng đến môi trường thì sẽ tiến hành các biện pháp khắc phục xử lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường và xem xét trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý đất đai, xác định đối tượng gây ra hành vi vi phạm để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2017, UBND tỉnh Hưng Yên ban hành triển khai kế hoạch 93A về xử lý giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi. Đến nay, việc triển khai kế hoạch đang được tất cả các địa phương trong tỉnh quyết tâm triển khai thực hiện và đạt được những kết quả đáng kể. 

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai, nhiều địa phương trong tỉnh đã kiên quyết xử lý vi phạm đất đai, gắn trách nhiệm người đứng đầu trong thực hiện Chỉ thị số 02 và Kế hoạch 93a.

Với quyết tâm không để phát sinh vi phạm mới; xử lý nghiêm, dứt điểm các vi phạm trên đất nông nghiệp, hành lang bảo vệ công trình giao thông và thủy lợi; thời gian qua, cấp uỷ Đảng tại nhiều huyện trong tỉnh đã có những giải pháp trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Trong đó, Ban thường vụ huyện uỷ chỉ đạo UBND huyện ra quyết định tạm dừng điều hành một số nhiệm vụ đối với Chủ tịch UBND xã để tập trung quyết liệt xử lý vi phạm trên đất nông nghiệp như huyện Văn Lâm, huyện Ân Thi…

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fdgfd
fgfdf
êferg
cvcx

Thái Bình: Người dân lo lắng sau sự cố rò rỉ khí amoniac tại Công ty Toan Vân

Sự cố rò rỉ khí amoniac từ Công ty Toan Vân ở xã Vũ Lạc (TP Thái Bình) ra môi trường vào ngày 17/4, không chỉ khiến một diện tích lớn lúa bị ảnh hưởng, người dân địa phương đang rất bất an khi hệ luỵ về môi trường sẽ tác động xấu đến sức khỏe sau này.

Thanh Hóa: Lo ngại ô nhiễm người dân dựng lều phản đối xây dựng bãi tập kết rác

Ngày 22/4, người dân tại thôn 1, thôn 3, thôn 5 thuộc xã Bình Hoà và thôn Vinh của xã Cẩm Bình (huyện Cẩm Thuỷ) dựng lán trại, phản đối việc xây dựng bãi tập kết và xử lý rác thải.

Ra mắt Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các văn nghệ sĩ, trí thức đã hy sinh

"Trái tim người lính Việt Nam” phối hợp với Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ VN và CLB "Mãi mãi tuổi 20” tổ chức giới thiệu tác phẩm "Phượng” và Chương trình phục dựng di ảnh màu cho các Văn nghệ sĩ, Trí thức đã hi sinh.

Thanh Trì: Nguy cơ tai nạn giao thông do mất nắp hố ga

Tình trạng hố ga, miệng cống thiếu nắp, mất nắp tại tuyến đường Đại Thanh tiềm ẩn nguy hiểm đối với người dân lưu thông trên đường. Điều đáng nói, một số miệng cống, hố ga này không được che đậy, cảnh báo, thậm chí, đã lâu không được thay thế, bổ sung

Lãnh đạo tỉnh Nam Định chỉ đạo kiểm tra nội dung phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về các bãi tập kết VLXD gây ô nhiễm môi trường ở huyện Xuân Trường, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nam Định đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành xác minh, kiểm tra.

Thanh Hóa: Trao 20 suất quà và khởi công xây dựng nhà tình nghĩa cho hoàn cảnh khó khăn

Sáng 20/4, Tạp chí Môi trường và Đô thị VN- VPĐD Bắc Trung Bộ phối hợp với các nhà hảo tâm, công ty, doanh nghiệp trao 50 triệu đồng xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ Chị Lê Thị Hòa, thôn Chiềng Nang, xã Giao An, huyện Lang Chánh (Thanh Hóa).