moitruongplus Sáng nay 3/10, Hội nghị lần thứ 6, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chính thức khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến trong một tuần làm việc, Trung ương thảo luận và quyết định nhiều vấn đề quan trọng.


Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu khai mạc Hội nghị trung ương 6 (khóa XIII) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu khai mạc Hội nghị, thay mặt Bộ Chính trị và Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Hội nghị Trung ương lần này là Hội nghị tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ quán triệt, thực hiện các nội dung, vấn đề lớn, cốt yếu của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Hầu hết các vấn đề cần bàn và quyết định đều rất quan trọng, nhưng cũng rất khó, phức tạp và nhạy cảm. Nhiều vấn đề đã có chủ trương, chính sách và đã được tiến hành từ lâu nhưng đến nay, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, cần tiếp tục được thực hiện ở tầm mức mới với quyết tâm mới, quyết sách mới, nhằm đáp ứng yêu cầu của giai đoạn phát triển mới.

Vì vậy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương và các đồng chí tham dự Hội nghị phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự dân chủ và đổi mới, tập trung nghiên cứu, thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến có chất lượng, sâu sắc để hoàn thiện các báo cáo, đề án và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.


Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Hội nghị lần này, dự kiến trình Trung ương Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045”.

Để xây dựng Đề án trên, Ban Chỉ đạo đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo quốc gia, lấy ý kiến các tỉnh ủy, thành ủy và nhiều cuộc tọa đàm chuyên sâu để lấy ý kiến rộng rãi. Quá trình xây dựng Đề án được đánh giá cao về cách làm bài bản, dân chủ, khoa học, tạo được sự đồng thuận cao trong các tập thể, cá nhân tham gia xây dựng Đề án.

Cũng tại Hội nghị, dự kiến Trung ương nghe và thảo luận về Đề án "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”; Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trong cuộc họp gần đây, Ban Chỉ đạo cho biết, các nội dung chính của Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” gồm: Đánh giá về kết quả thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa; về nội hàm, bản chất của công nghiệp hóa, đề xuất khái quát về mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đề xuất khung tiêu chí đánh giá kết quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đề xuất quan điểm, mục tiêu, tầm nhìn, nhiệm vụ, giải pháp về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Ngoài những nội dung trên, Trung ương sẽ nghe và thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội; ngân sách Nhà nước và một số vấn đề quan trọng khác./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

hkhkj
dgdfgd
dsgfdf
frere

Khai mạc phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chiều 15/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chính thức khai mạc. Chủ tịch Quốc hội cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội sẽ thay phiên điều hành nội dung phiên họp.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Sáng 13/4, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng (TĐKT) Trung ương phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Lễ phát động phong trào thi đua "Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trên phạm vi cả nước từ nay đến năm 2025.

Mỹ công bố tiêu chuẩn nước uống đầu tiên đối với hoá chất vĩnh cửu

Mới đây, cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) công bố tiêu chuẩn nước uống đầu tiên nhằm bảo vệ con người trước những loại "hóa chất vĩnh cửu” độc hại.

Pakistan: Lật xe chở người hành hương khiến 43 người thương vong

Ít nhất 13 người hành hương thiệt mạng và 30 người khác bị thương, khi chiếc xe chở họ bị lật ở tây nam Pakistan ngày 10/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4

Sáng 11/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4.

Nga huy động quân đội ứng phó tình trạng ngập lụt do vỡ đập

Hơn 100 quân nhân Nga và 18 thiết bị chuyên dụng được huy động hỗ trợ người dân chống lụt trên các sông Elshanka và Ural, ngoài ra, lực lượng quân đoàn tên lửa sẽ gia cố bờ kè của các con sông khác.