moitruongplus Dự án đã huy động chính quyền địa phương, cộng đồng và các bên liên quan cải thiện các dịch vụ công về sức khỏe sinh sản và tình dục ở Việt Nam.

Sáng ngày 7/12,  tại Hà Nội- Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu quyền con người vùng dân tộc miền núi, Hội hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi tổ chức Hội thảo tổng kết Dự án Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS).

Hội thảo được tổ chức trực tiếp và trực tuyến, với sự tham gia của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Lê Sơn Hải ,Chủ tọa Hội thảo.

Sau hơn 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, đóng góp tích cực vào quá trình phát triển và hội nhập của Việt Nam, trong đó y tế là một trong những chương trình dài hạn được EU quan tâm.

Toàn cảnh buổi Hội thảo. 

Trong giai đoạn 2021-2027, ưu tiên hỗ trợ phụ nữ, thanh niên và dân tộc thiểu số được tiếp cận tốt hơn tới các dịch vụ thiết yếu (bao gồm y tế), bên cạnh phát triển thương mại bền vững và sản xuất sạch trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu là những quan tâm hàng đầu của EU trong hợp tác với Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.

Đề án số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 về "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2015 - 2025” phấn đấu "đến năm 2025, cơ bản ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.”

Phát biểu tại Hội thảo, ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) đánh giá:

 "Dự án "Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số” triển khai từ 7/2017 – 12/2021, được EU và ActionAid đồng tài trợ là một trong những chương trình góp phần thực hiện mục tiêu khó khăn này của Đề án 498”.

Ông Lê Sơn Hải, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc 

Dự án được thực hiện tại huyện Krông Bông – Đắk Lắk và huyện Lâm Hà – Lâm Đồng, hỗ trợ hơn 90.000 người dân (tương đương 60% dân cư cấp huyện là người trẻ và phụ nữ) ở hai huyện này được tiếp cận tới các dịch vụ chất lượng cao, có nhạy cảm giới, minh bạch và hiệu quả về chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS).

 "EU tiếp tục cùng Việt Nam theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững, tuân theo nguyên tắc bình đẳng, không để ai bị bỏ lại phía sau”, điều này đã được Đại diện Phái đoàn EU tại Việt Nam tái khẳng định tại Hội thảo Tổng kết được tổ chức trong khuôn khổ dự án "Tổ chức xã hội thúc đẩy cải thiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và thanh niên dân tộc thiểu số”.

Sau 04 năm hoạt động, hai phòng khám nhạy cảm giới tiêu chuẩn đã được thành lập, liên kết trực tiếp với hệ thống bảo hiểm quốc gia. Kết quả là hơn 90.000 người (tương đương 60% dân số toàn huyện là thanh niên và phụ nữ) tại hai huyện dự án đã được hỗ trợ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản chất lượng cao, nhạy cảm giới, minh bạch và hiệu quả.

Đại diện người hưởng lợi, bà Triệu Thị Sa ở xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: "Được tham gia dự án, tôi và các chị em trong buôn đã biết cách chăm sóc cơ thể mình và thảo luận chuyện này với chồng/bạn trai. Chúng tôi cũng biết chủ động đi khám sức khỏe định kỳ và học cách phòng tránh thai, bảo vệ sức khỏe của bản thân gia đình. Trước đây thì chúng tôi đều kệ hoặc âm thầm chịu đựng hoặc phải đi gần 100km nếu cần khám phụ khoa. Cảm ơn các bác sỹ và dự án!.”

Việt Nam  có hơn 24,6 triệu thanh niên (tuổi từ 10-24), chiếm gần 1/3 tổng dân số, mặc dù tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây luôn đứng đầu khu vực và thế giới, các dịch vụ chăm sóc SKSS và tình dục vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Dự án đã huy động chính quyền địa phương, cộng đồng và các bên liên quan cải thiện các dịch vụ công về sức khỏe sinh sản và tình dục ở Việt Nam. Tại mỗi huyện dự án, việc phân bổ ngân sách địa phương cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đã tăng lên đáng kể trong hai năm qua.

Giám đốc Chương trình ActionAid Quốc tế tại Việt Nam Chu Thị Hà cho biết: Từ thành công của dự án, Tổ chức ActionAid Quốc tế đã và sẽ nhân rộng kết quả ra 12 tỉnh, thành trên cả nước (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long) - nơi ActionAid nơi đang hoạt động.

"Chúng tôi xây dựng bài học về nhóm phát triển cộng đồng, công tác tuyên truyền, xây dựng và giám sát dịch vụ y tế với sự tham gia tích cực từ phía cộng đồng, đối thoại chính sách với đơn vị cung cấp dịch vụ và chính quyền địa phương để đảm bảo mức độ tiếp cận dịch vụ của bà con. Ngoài ra, là phối hợp với các tổ chức quốc gia, bộ ban ngành để vận động chính sách, thay đổi chính sách về mặt bảo hiểm y tế, quyền của người dân tộc thiểu số, dịch vụ và nhạy cảm giới...” – bà Chu Thị Hà nhấn mạnh.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fđ
dá
fdgfd
fsds

Mỹ: Trợ cấp 6 tỷ USD hỗ trợ giảm 14 triệu tấn khí thải carbon mỗi năm

Với mục tiêu cải thiện thu nhập cho người lao động cũng như tăng khả năng cạnh tranh, Bộ Năng lượng Mỹ công bố chi 6 tỷ USD để trợ cấp cho 33 dự án công nghiệp tại 20 bang nhằm giảm khí thải carbon.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón và hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan Jussi Halla-aho

Sáng ngày 25/3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì Lễ đón chính thức Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Phần Lan Jussi Halla-aho nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam

Anh không áp dụng quy định của EU về kiểm soát ô nhiễm sông

Chính phủ Anh sẽ không áp dụng quy định mới của EU, trong đó yêu cầu các công ty dược phẩm và mỹ phẩm trả tiền cho ô nhiễm sông.

Giải quyết dứt điểm việc chuyển KCN dịch vụ dầu khí Soài Rạp về Tiền Giang

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo phải giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan đề nghị chuyển dự án Khu công nghiệp (KCN) dịch vụ dầu khí Soài Rạp về tỉnh Tiền Giang.

Đài Loan: Nghe thấy nhạc cổ điển là đi đổ rác

Trong cuộc sống hối hả và đầy áp lực hiện nay, việc đổ rác có thể là một công việc dễ gây khó chịu vì những âm thanh inh ỏi của tiếng kẻng, tiếng còi báo.

Hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3/2024: Nước cho hoà bình

Ngày Nước Thế giới năm nay được LHQ phát động ̣với chủ đề "Nước cho hòa bình” tập trung vào vai trò quan trọng của tài nguyên nước đối với sự ổn định và thịnh vượng của thế giới.