moitruongplus Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 20/5, diễn ra trong 26 ngày, xem xét 39 nội dung…

Tiếp tục Phiên họp thứ 33, sáng 15/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV và tổng kết Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Trình bày Báo cáo về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường nêu rõ, dự kiến, tổng thời gian làm việc của Quốc hội là 26 ngày; Khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc vào chiều 27/6. Quốc hội sẽ họp tập trung tại Nhà Quốc hội thành 2 đợt: Đợt 1 từ ngày 20/5 - 8/6 (17 ngày); đợt 2 từ ngày 17/6 - 27/6 (9 ngày) và dự phòng ngày 28/6.


Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường. Ảnh: daibieunhandan.vn.

Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 39 nội dung. Trong đó, có 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 15 nội dung về kinh tế - xã hội, NSNN, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, căn cứ đề nghị của các cơ quan và tình hình thực tế, một số nội dung trong chương trình Kỳ họp dự kiến sẽ được điều chỉnh như: (1) Bổ sung nội dung trình Quốc hội xem xét phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland, do đã có hồ sơ tài liệu gửi các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, trình UBTVQH cho ý kiến tại Phiên họp thứ 33; (2) Không bố trí trong Chương trình nội dung trình Quốc hội xem xét quyết định một số dự án sử dụng dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 tương ứng với nguồn tăng thu NSTW năm 2022 do đã được UBTVQH quyết định theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 112/2024/QH15 của Quốc hội; (3) Điều chỉnh thứ tự, thời điểm, thời gian xem xét, việc bố trí thảo luận tổ, hội trường đối với một số nội dung cho phù hợp, tránh dồn quá nhiều nội dung vào một buổi.

Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cũng cho biết, nhiều báo cáo thẩm tra và tài liệu một số dự án Luật trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp đang tiếp tục được hoàn thiện. Đề nghị các cơ quan khẩn trương hơn nữa để hoàn tất việc chuẩn bị các nội dung, kịp gửi tài liệu đến đại biểu Quốc hội trước khi khai mạc Kỳ họp, bảo đảm thời hạn theo quy định và yêu cầu của Lãnh đạo Quốc hội.

Tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, cử tri rất mong đợi Quốc hội xem xét, quyết định việc tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT). Chính phủ cũng đã đề nghị trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách này, nhưng chưa có hồ sơ trình. Đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ; Ủy ban Tài chính Ngân sách và Ủy ban Pháp luật phối hợp, xin ý kiến UBTVQH bằng văn bản về việc đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh và chương trình Kỳ họp.

Theo Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, đến thời điểm hiện nay, các nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 đã được UBTVQH xem xét thận trọng, kỹ lưỡng, cho ý kiến và đủ điều kiện trình Quốc hội. Còn 3 nội dung sẽ được UBTVQH cho ý kiến vào phiên họp chiều 15/5.

Đối với nội dung Chính phủ đề nghị bổ sung trình tại Kỳ họp thứ 7 như: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch Hà Nội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), việc xem xét Quy hoạch, Đồ án điều chỉnh Quy hoạch thủ đô cũng hết sức cấp bách, quan trọng, là một trong những công việc để triển khai thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Chính phủ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền một số nội dung như: Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa; dự án Luật Thủ đô (sửa đổi); dự án Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (sửa đổi); dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi); bổ sung hồ sơ dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP Đà Nẵng; dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; quyết toán NSNN năm 2022; bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đối với dự thảo Nghị quyết về giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng…

Đối với những nội dung hết sức cấp bách, quan trọng, Phó Chủ tịch Thường trực lưu ý, phải cân nhắc thật sự kỹ lưỡng. Việc chuẩn bị các dự thảo Luật, dự thảo Nghị quyết trước khi trình Quốc hội thông qua phải thật kỹ lưỡng, gọn, rõ, trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm chất lượng các nội dung trình Quốc hội, tạo sự đồng thuận cao./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffeegr
regtetr
dsfds
gdfdf

Từ 18 giờ hôm nay, nhân dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 18 giờ hôm nay (25/7).

Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động phòng chống sạt lở đất

Ngày 24-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Canada: Cháy rừng mất kiểm soát ở tỉnh Alberta, hơn 17.000 người sơ tán

Ngày 23/7, truyền thông Canada đưa tin khoảng 17.500 người dân ở tỉnh Alberta của nước này đã sơ tán khỏi nhà do các đám cháy rừng ở thị trấn Jasper và khu vực lân cận phía Tây Canada.

Máy bay rơi khi cất cánh ở Nepal, tìm thấy 22 thi thể

Ít nhất 22 người đã thiệt mạng sau khi một máy bay nhỏ bốc cháy do trượt khỏi đường băng khi cất cánh từ thủ đô Kathmandu của Nepal sáng 24/7.

Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường nỗ lực bảo vệ trẻ em trước nạn buôn người

Ngày 22/7, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi tăng cường các nỗ lực bảo vệ trẻ em trước nạn buôn người.

Thủ tướng Chính phủ ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ.