moitruongplus Thái Lan dự kiến sẽ bắt đầu thực thi luật mới, trong đó đề ra các biện pháp nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide (CO2), trong nỗ lực giúp các khu vực nhà nước và doanh nghiệp đối phó tốt hơn với biến đổi khí hậu.

Thông tin trên được ông Rachata Phisitbanakorn, Trợ lý Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Thái Lan, cho biết tại diễn đàn "Hành động vì Thay đổi” được tổ chức ngày 1/4.

Cụ thể, Bộ đã thành lập Cục Biến đổi khí hậu và Môi trường và khởi xướng các biện pháp liên quan đến biến đổi khí hậu để nhấn mạnh cam kết của Thái Lan trong việc cắt giảm lượng khí thải CO2.

Tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc lần thứ 26 ở Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh năm 2021, cựu Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha từng tuyên bố Thái Lan sẽ tích cực hơn trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, phấn đấu đạt được mức độ trung hòa carbon (cân bằng giữa phát thải và hấp thụ CO2) vào năm 2050 cùng với mục tiêu không khí thải (cân bằng giữa phát thải và hấp thụ khí nhà kính) vào năm 2065.


Khí thải từ một nhà máy. Ảnh: AP

Theo ông Rachadda, luật mới bao gồm nhiều cơ chế khác nhau để đạt được các mục tiêu giảm thiểu biến đổi khí hậu thông qua các công cụ kinh tế như thương mại tín dụng carbon, thuế carbon, hệ thống mua bán khí thải trong nước cũng như những biện pháp tuân thủ bắt buộc đối với các nhà hoạt động kinh doanh.

Luật cũng nhằm mục đích tăng cường khả năng của Thái Lan trong việc giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững hơn.

Ông cũng cho biết thêm rằng Tổ chức Quản lý khí nhà kính Thái Lan sẽ đóng vai trò là cơ quan quản lý hoạt động buôn bán carbon cho các doanh nghiệp.

Động thái ban hành luật mới đã được các công ty năng lượng hoan nghênh, trong đó có TPI Polene Power, nhà phát triển và vận hành năng lượng từ rác thải thành năng lượng lớn nhất Thái Lan tính theo công suất.

Ông Pakkapol Leopairut, Phó chủ tịch điều hành tài chính của TPI Polene Power cho biết, một khi các biện pháp chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu được ban hành, các doanh nhân sẽ phải xem xét lượng khí thải CO2 một cách nghiêm túc hơn và sẽ không tham gia vào chiến dịch môi trường này trên cơ sở tự nguyện.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

ffeegr
regtetr
dsfds
gdfdf

Từ 18 giờ hôm nay, nhân dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban tổ chức Lễ tang sẽ tạo điều kiện, sắp xếp cho nhân dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 18 giờ hôm nay (25/7).

Thủ tướng yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, chủ động phòng chống sạt lở đất

Ngày 24-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký công điện yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2 và chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trong thời gian tới.

Canada: Cháy rừng mất kiểm soát ở tỉnh Alberta, hơn 17.000 người sơ tán

Ngày 23/7, truyền thông Canada đưa tin khoảng 17.500 người dân ở tỉnh Alberta của nước này đã sơ tán khỏi nhà do các đám cháy rừng ở thị trấn Jasper và khu vực lân cận phía Tây Canada.

Máy bay rơi khi cất cánh ở Nepal, tìm thấy 22 thi thể

Ít nhất 22 người đã thiệt mạng sau khi một máy bay nhỏ bốc cháy do trượt khỏi đường băng khi cất cánh từ thủ đô Kathmandu của Nepal sáng 24/7.

Liên hợp quốc kêu gọi tăng cường nỗ lực bảo vệ trẻ em trước nạn buôn người

Ngày 22/7, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã kêu gọi tăng cường các nỗ lực bảo vệ trẻ em trước nạn buôn người.

Thủ tướng Chính phủ ra công điện về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 70/CĐ-TTg ngày 21/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung ứng phó bão số 2 và mưa lũ.