moitruongplus Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Việt Nam vừa tổ chức một cuộc họp quan trọng nhằm đánh giá kỹ thuật các kịch bản đưa nhiệt điện than về mức thải ròng khí nhà kính bằng "0” vào năm 2050.

Cuộc họp tổ chức ngày 28/3 đã tạo cơ hội trao đổi chuyên môn về các chính sách và công nghệ, và tạo điều kiện cho sự kết nối giữa các chủ đầu tư của các nhà máy điện với các nhà đầu tư tiềm năng và các tổ chức tài chính trong quá trình phối hợp để thúc đẩy chuyển đổi năng lượng sạch tại Việt Nam.

Các đại biểu tham dự đã đen đến cuộc họp những thông tin cập nhật về chính sách và công nghệ cho quá trình chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than; kinh nghiệm quốc tế về công nghệ tốt nhất hiện có (BAT); chi phí, lợi ích và tác động tiềm tàng của quá trình chuyển đổi; thảo luận các phương án khác nhau cho việc ngừng hoạt động, chuyển đổi mục đích sử dụng và cải tạo các loại hình nhà máy nhiệt điện than khác nhau.


Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam phát biểu tại cuộc họp

Theo bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú của UNDP Việt Nam, sự phụ thuộc quá mức vào năng lượng từ than đang đặt ra những thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững và an ninh năng lượng của Việt Nam. Với mục tiêu giảm phát thải carbon và đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng "0” vào năm 2050, việc loại bỏ dần nhiệt điện than không chỉ là tùy chọn mà là một nhu cầu cấp bách.

Cuộc họp cũng đã đưa ra các phương án cụ thể cho việc chuyển đổi các nhà máy nhiệt điện than hiện có sang các nguồn năng lượng sạch hơn. Đặc biệt, các thảo luận tại cuộc họp nhấn mạnh vào việc tích hợp năng lượng tái tạo như điện mặt trời và gió, kết hợp với công nghệ lưu trữ năng lượng pin và công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS). Điều này không chỉ giúp giảm lượng phát thải khí nhà kính mà còn tăng cường an ninh năng lượng và tính bền vững của ngành.

Đối với Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 1, tham luận tại cuộc họp đã đưa ra khả năng tích hợp công nghệ chuyển đổi phù hợp sang công nghệ sạch hơn như là các tổ máy chạy tua bin khí linh hoạt kết hợp với Hệ thống lưu trữ năng lượng pin (BESS) và điện mặt trời, hoặc BESS kết hợp với điện mặt trời và SynCON.

Đối với Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 2, phương án xem xét chuyển đổi được đề xuất bao gồm đồng đốt NH3 hoặc tua bin khí linh hoạt, hoặc BESS kết hợp với tua bin khí linh hoạt và điện mặt trời, hoặc BESS kết hợp tua bin khí và SynCON.

Đối với Nhà máy Cao Ngạn (nằm ở trung tâm thành phố Thái Nguyên), cần tận dụng khả năng tích hợp của nhà máy với các nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là tiềm năng kết hợp với năng lượng mặt trời và năng lượng gió vào hệ thống phát điện hiện có, nhờ các công nghệ BESS và công nghệ thu hồi, sử dụng và lưu trữ carbon (CCUS) tiên tiến.

Đối với Nhà máy nhiệt điện than BOT Vân Phong 1, là nhà máy mới và lớn nhất có vị trị thuận lợi cho việc tích hợp điện mặt trời, đồng đốt sinh khối, có thể áp dụng các phương án chuyển đổi khác nhau, bao gồm việc tiên phong sử dụng năng lượng hạt nhân quy mô nhỏ và tái sử dụng nhà máy để phù hợp với các công nghệ mới nổi. Vị trí nhà máy nằm gần hồ chứa dầu Phú Khánh, có thể sử dụng làm nơi lưu trữ CO2.

Các biện pháp mang tính chuyển đổi này phù hợp với mục tiêu giảm phát thải của Việt Nam và hứa hẹn tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế địa phương cũng như thúc đẩy đổi mới công nghệ. Tuy nhiên với bất kỳ giải pháp nào được đề xuất, các vấn đề pháp lý sẽ phát sinh liên quan đến hợp đồng BOT cần phải được đàm phán lại.

Việc chuyển đổi này cũng đặt ra những thách thức và tác động tiêu cực, đặc biệt là đối với những người lao động trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến ngành công nghiệp than. Bà Ramla nhấn mạnh rằng, để đảm bảo công bằng và toàn diện trong quá trình chuyển đổi, cần phải cung cấp các hỗ trợ về đào tạo lại và tái đào tạo kỹ năng cho những người lao động và cộng đồng bị ảnh hưởng.

Cuộc họp kỹ thuật này mở ra những hướng đi mới cho Việt Nam trong việc chuyển đổi năng lượng và là cơ sở để xây dựng một lộ trình chuyển đổi năng lượng bền vững, công bằng trong tương lai.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

sfdsf
fdgfd
fsfd
fsfds

Tuyết rơi muộn bất thường trong hơn 50 năm tại Phần Lan

Ngày 23/4, Phần Lan đã chứng kiến tuyết rơi bất thường vào cuối tháng 4, gây ra tình trạng hỗn loạn về giao thông công cộng, khiến nhiều tuyến xe điện phải ngừng hoạt động trong khi không ít chuyến bay phải hủy.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Sáng 23-4, Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 Với chủ đề "Xây dựng cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm” đã khai mạc tại Hà Nội.

Canada đối mặt một mùa cháy rừng dữ dội do nắng nóng và khô hạn

Ngày 22/4, Canada bắt đầu phải ứng phó với một số đám cháy rừng mới bùng phát ở miền Tây nước này - khu vực năm ngoái hứng chịu hạn hán nghiêm trọng và đợt cháy rừng để lại hậu quả nghiêm trọng.

Đài Loan tiếp tục hứng chịu hơn 80 trận động đất trong đêm

Hơn 80 trận động đất, mạnh nhất 6,3 độ, xảy ra tại khu vực bờ biển phía đông Đài Loan, gây rung chuyển cả các tòa nhà ở Đài Bắc trong đêm 22/4 và rạng sáng 23/4.

Indonesia: Dỡ bỏ cảnh báo sóng thần sau khi núi lửa Ruang phun trào

Ngày 21/4, Trung tâm Giảm thiểu rủi ro núi lửa và địa chất (PVMBG) Indonesia đã dỡ bỏ cảnh báo sóng thần được đưa ra trước đó sau vụ phun trào núi Ruang ở quận Sitaro, tỉnh Bắc Sulawesi.

Trung Quốc: Xây nhà dày đặc, gần nửa số thành phố lớn đang bị sụt lún

Gần một nửa số thành phố lớn của Trung Quốc, với dân số 270 triệu dân đang bị chìm dần và những vùng ven biển đối diện nguy cơ ngập lụt, nước biển dâng.