moitruongplus Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 thông điệp quan trọng khi dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN - EU.


Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN-EU. Ảnh: Tư liệu

Trưa 13.12, tại thủ đô Brussels, Bỉ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự và phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh ASEAN-EU bên lề Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN-EU với chủ đề: "Tăng cường thương mại ASEAN-EU: Phát triển bền vững cho tất cả mọi người”.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra 5 thông điệp quan trọng.

Thứ nhất, Thủ tướng kêu gọi tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác chặt chẽ, hiệu quả hơn giữa các nước. Thủ tướng cho rằng các đại biểu có thể tham dự hội nghị một cách an toàn và yên ổn là nhờ sự chung tay, đoàn kết quốc tế để kiểm soát được dịch bệnh COVID-19.

Tình hình hiện nay cũng có nhiều vấn đề mang tính toàn cầu mà không một nước nào có thể đứng ngoài cuộc hay có thể xử lý một mình. "ASEAN và các đối tác chiếm gần một nửa dân số và 2/3 GDP toàn cầu. Trong đó, ASEAN và EU có diện tích tương đối lớn với dân số gần một tỷ người, chúng ta cần đoàn kết, cùng suy nghĩ, hành động, cùng hướng tới tương lai", Thủ tướng phát biểu. Các doanh nghiệp cần tăng cường kết nối, các nhà nước cần hài hòa hóa các quy định trên nguyên tắc lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

Trong thông điệp thứ hai, Thủ tướng tập trung phân tích về vấn đề biến đổi khí hậu. Theo ông, các nền kinh tế sau khi bị bào mòn bởi dịch bệnh COVID-19 lại tiếp tục đối mặt nhiều vấn đề như lạm phát, đứt gãy chuỗi cung ứng, an ninh năng lượng, lương thực… và biến đổi khí hậu.

Thủ tướng cho rằng, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu nên phải có cách tiếp cận toàn cầu, tăng cường đoàn kết quốc tế, đề cao chủ nghĩa đa phương; đồng thời biến đổi khí hậu tác động tới mọi người dân nên phải có cách tiếp cận toàn dân, lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, mọi chính sách phải hướng tới người dân, doanh nghiệp và người dân, doanh nghiệp phải tích cực tham gia các chính sách này.

Trả lời câu hỏi "doanh nghiệp phải làm gì và nhà nước phải làm gì", Thủ tướng cho rằng doanh nghiệp phải có nguồn tài chính xanh, công nghệ xanh, quản lý xanh, nhân lực xanh. Nhà nước phải thiết lập thể chế phù hợp, hướng tới phát triển kinh tế xanh, bền vững. Các nước phát triển phải giúp đỡ các nước đang phát triển về tài chính, nhân lực, công nghệ, quản trị và thể chế, bảo đảm công bằng, công lý với các nước nghèo, các nước đang phát triển nhưng phải gánh vác trách nhiệm như các nước phát triển trong ứng phó biến đổi khí hậu.

Thứ ba, Thủ tướng cho rằng quan hệ thương mại giữa EU và ASEAN ngày càng phát triển toàn diện về quy mô, phạm vi và tính chất nên các nước phải hoàn thiện hơn nữa hành lang pháp lý, tạo nền tảng, điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp tiếp tục phát huy năng lực, sáng tạo, trách nhiệm, kết nối mạnh mẽ hơn, phát huy các thành quả đã đạt được.

Các nhà nước phải tạo thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong quá trình này với việc đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại tự do, hiệp định bảo hộ đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần, thông quan hàng hóa nhanh chóng. Thủ tướng lấy ví dụ Việt Nam và EU đã thực thi Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và các nước EU đang tiếp tục thông qua Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - EU (EVIPA).

Thứ tư, Thủ tướng cho rằng các doanh nghiệp phải tập trung vào một số lĩnh vực: Kinh tế số; kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, ứng phó biến đổi khí hậu; an ninh lương thực; an ninh năng lượng; an ninh mạng. Trong đó, Thủ tướng cho rằng một xu thế quan trọng hiện nay là phát triển điện gió, điện mặt trời, những nguồn năng lượng không bị mất đi dù chiến tranh có xảy ra hay cạnh tranh chiến lược gay gắt. Đồng thời, các doanh nghiệp phải tham gia bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm những người yếu thế, không để ai bị bỏ lại phía sau; đề cao văn hóa, đạo đức kinh doanh.

Thứ năm, Thủ tướng khẳng định Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển. Là đất nước trải qua nhiều năm chiến tranh, Việt Nam rất yêu chuộng hòa bình, nhất quán quan điểm giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, "không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải".

Việt Nam nỗ lực xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế tích cực, sâu rộng, thực chất, hiệu quả, lấy nội lực (con người, thiên nhiên, truyền thống văn hóa – lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, ngoại lực (như vốn, công nghệ, quản trị, đào tạo nhân lực…) là quan trọng và đột phá.

"Chúng tôi luôn cởi mở chào đón các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư kinh doanh lâu dài và thành công tại Việt Nam, Chúng tôi cam kết giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, đồng thời ổn định chính sách lâu dài để các nhà đầu tư kinh doanh, bảo toàn vốn, có lãi và phát triển", Thủ tướng nhấn mạnh.

Kết thúc bài phát biểu, nhân dịp năm mới và lễ Giáng sinh, Thủ tướng gửi lời chúc tới tất cả các đại biểu tham dự Hội nghị.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vdvss
sfds
csds
âxsac

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ngày 15/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và Kỷ niệm 65 năm thành lập (1959- 2024).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tư lệnh Bộ Thực thi pháp luật Iran

Chiều 14-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tư lệnh Bộ Thực thi luật Iran - Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

Công điện 48/CĐ-TTg ngày 14/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục sự cố tại lò Chợ mức, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Mexico: Ít nhất 14 người tử vong do nắng nóng khắc nghiệt

Người dân Mexico được khuyến cáo tránh tiếp xúc lâu với bức xạ Mặt Trời, bổ sung đủ nước, đặc biệt là người mắc bệnh mãn tính, trẻ em và người cao tuổi trong những ngày thời tiết khắc nghiệt này.

Indonesia áp dụng tình trạng ứng phó khẩn cấp sau lũ quét

Ngày 13/5, Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) đã kêu gọi người dân sống ở quanh con sông, bắt nguồn từ núi Marapi, nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn sau trận lũ quét ở khu vực này hôm 11/5, sơ tán đến nơi an toàn.

Indonesia: Núi lửa Ibu phun tro bụi cao hơn 5km

Ngày 13/5, một ngọn núi lửa ở miền đông Indonesia đã phun trào, tạo ra cột tro bụi khổng lồ cao hơn 5km lên bầu trời .