moitruongplus Liên Hợp Quốc đã cảnh báo rằng gần tám triệu người ở Nam Sudan, tức 2/3 dân số, có nguy cơ mất an ninh lương thực và nạn đói

Một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới, Nam Sudan đã trải qua hơn nửa thế kỉ sống trong chiến tranh, với gần 400.000 người chết trong cuộc nội chiến kéo dài 5 năm kết thúc vào năm 2018.

Theo báo cáo mới nhất của Liên Hợp Quốc (LHQ) cho biết: "Nạn đói và suy dinh dưỡng đang gia tăng ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, hạn hán và xung đột ở Nam Sudan, và một số cộng đồng có nguy cơ đói kém nếu không duy trì được hỗ trợ nhân đạo và các biện pháp thích ứng với khí hậu được tăng cường".

Báo cáo chung của Tổ chức nông lương LHQ (FAO), Quỹ Nhi đồng LHQ (Unicef) và chương trình lương thực thế giới (WFP) cho biết tỷ lệ người dân phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng ở mức độ cao chưa từng thấy, vượt quá mức kể cả trong cuộc xung đột vào năm 2013 và 2016.

Theo báo cáo, 7,76 triệu người có nguy cơ mất an ninh lương thực cấp tính trong mùa hạn từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2023, trong khi 1,4 triệu trẻ em sẽ bị suy dinh dưỡng.

Báo cáo đổ lỗi cho sự kết hợp của xung đột, điều kiện kinh tế vĩ mô kém, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, chi phí lương thực và nhiên liệu tăng cao, cũng như sự sụt giảm nguồn tài trợ cho các chương trình nhân đạo.


Ảnh minh hoạ (Nguồn: Internet)

Makena Walker, Giám đốc quốc gia của WFP tại Nam Sudan, cho biết: "Chúng tôi đã áp dụng chế độ phòng chống nạn đói cả năm và đã tránh được những kết quả tồi tệ nhất, nhưng điều đó là chưa đủ. Nam Sudan đang ở tuyến đầu của cuộc khủng hoảng khí hậu và ngày này qua ngày khác, các gia đình mất nhà cửa, gia súc, ruộng đồng do điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Nếu không có viện trợ lương thực nhân đạo, hàng triệu người khác sẽ rơi vào tình trạng ngày càng nghiêm trọng và không thể cung cấp thực phẩm cơ bản nhất cho gia đình của họ".

Nạn đói đã từng được tuyên bố ở Nam Sudan vào năm 2017 tại các quận Leer và Mayendit ở Bang Unity, những khu vực thường là điểm nóng về bạo lực.

Tháng trước, Văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của LHQ (Ocha) ước tính khoảng 909.000 người đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt ở Nam Sudan, khi những trận mưa xối xả tàn phá mùa màng và phá hủy nhà cửa.

Quốc gia trẻ nhất thế giới, Nam Sudan đã phải vật lộn với xung đột chết người, thiên tai, bất ổn kinh tế và xung đột chính trị liên tục kể từ khi giành được độc lập từ Sudan vào năm 2011.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

gegre
fegre
regre
rgtrt

Dạy học linh hoạt, phù hợp ới các trường thiệt hại do bão lũ

Ngày 19/9/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 5561/BGDĐT-GDTrH về việc tổ chức dạy học đối với các trường bị thiệt hại do bão lũ gửi các sở giáo dục và đào tạo.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Cuba

Chiều 19/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cuba tại Việt Nam Orlando Nicolás Hernández Guillén.

Myanmar: Hơn 100 người bị ngộ độc sau khi tiêu thụ thực phẩm cứu trợ lũ lụt

Hơn 100 người dân tại làng Chaungchar thuộc thị trấn Tatkon của Nay Pyi Taw, Myanmar đã phải nhập viện do ngộ độc thực phẩm cứu trợ sau lũ lụt.

Công điện của Thủ tướng về việc chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 98/CĐ-TTg ngày 18/9/2024 chỉ đạo tập trung ứng phó áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ.

Nhật Bản: Bão Pulasan sắp đổ bộ vào khu vực đảo chính Okinawa

Cơ quan thời tiết Nhật Bản cho biết cơn bão nhiệt đới lớn Pulasan dự kiến sẽ tiến gần nhất đến đảo chính của tỉnh Okinawa, phía Tây Nam nước này vào tối 18/9.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão

Trong 48 đến 72 giờ tiếp theo, dự báo bão có khả năng đổi hướng, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10km; cường độ ít thay đổi.