moitruongplus Ngày 8/10 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc điện đàm với Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về Biến đổi khí hậu John Kerry.


Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính điện đàm với Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ về biến đổi khí hậu. Ảnh: Tư liệu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao quyết tâm của Chính quyền Tổng thống Joe Biden thúc đẩy các nỗ lực chung toàn cầu nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu. Đây là vấn đề toàn cầu nên cần cách tiếp cận toàn cầu.

Là một trong những nước có bờ biển dài, đồng bằng thấp, hơn ai hết Việt Nam hiểu rõ những rủi ro, thách thức gây ra bởi biến đổi khí hậu, nhất là ảnh hưởng nặng nề tại Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh miền Trung và miền núi phía Bắc.

Thủ tướng Chính phủ khẳng định dù quá trình chuyển đổi kinh tế xanh còn gặp nhiều khó khăn sau nhiều năm trải qua chiến tranh, Việt Nam tiếp tục cam kết mạnh mẽ ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó đặc biệt chú trọng tới chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải ít các-bon, có lộ trình để giảm mạnh phụ thuộc vào điện than và tăng nhanh tỷ lệ năng lượng tái tạo, phù hợp chủ trương của Việt Nam về phát triển bền vững, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam.

Việt Nam đã đưa ra hàng loạt biện pháp giảm nhẹ phát thải khí mê-tan, cắt giảm lượng khí phát thải nhà kính và phát triển năng lượng bền vững.

Thủ tướng cũng đề nghị phía Mỹ tiếp tục tăng cường hỗ trợ Việt Nam giải quyết hậu quả chiến tranh, nhất là tẩy độc đi-ô-xin, qua đó góp phần làm sạch môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam.

Đặc phái viên John Kerry khẳng định Mỹ coi trọng quan hệ Đối tác toàn diện với Việt Nam, mong muốn Việt Nam "mạnh, độc lập và thịnh vượng”.

Ông John Kerry đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu và khẳng định mong muốn Việt Nam phát huy hơn nữa vai trò trong việc ứng phó với cuộc khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Ông Kerry cho rằng Việt Nam có lợi thế và tiềm năng rất lớn trong việc phát triển năng lượng sạch, tái tạo (thủy điện, điện khí, điện gió và mặt trời), khẳng định Mỹ ủng hộ và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trở thành quốc gia đi đầu trong khu vực về công nghệ năng lượng sạch, tái tạo với các dự án hợp tác cụ thể.

Hướng tới Hội nghị thượng đỉnh của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP 26) vào tháng 11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đặc phái viên John Kerry cho rằng cộng đồng quốc tế cần tăng cường mạnh mẽ hơn các hoạt động hợp tác quốc tế, trong đó có hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, công nghệ và năng lực, tinh thần là chung nhận thức, cùng quyết tâm và hỗ trợ lẫn nhau để cùng nhau đạt được mục tiêu giới hạn tăng nhiệt độ Trái đất ở mức 1,5oC.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

vdvss
sfds
csds
âxsac

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Ngày 15/5/2024, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và Kỷ niệm 65 năm thành lập (1959- 2024).

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tư lệnh Bộ Thực thi pháp luật Iran

Chiều 14-5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tư lệnh Bộ Thực thi luật Iran - Chuẩn tướng Ahmad Reza Radan đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo khắc phục sự cố hầm lò tại Quảng Ninh

Công điện 48/CĐ-TTg ngày 14/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục sự cố tại lò Chợ mức, Công ty Than Quang Hanh – TKV, Thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.

Mexico: Ít nhất 14 người tử vong do nắng nóng khắc nghiệt

Người dân Mexico được khuyến cáo tránh tiếp xúc lâu với bức xạ Mặt Trời, bổ sung đủ nước, đặc biệt là người mắc bệnh mãn tính, trẻ em và người cao tuổi trong những ngày thời tiết khắc nghiệt này.

Indonesia áp dụng tình trạng ứng phó khẩn cấp sau lũ quét

Ngày 13/5, Cơ quan Quản lý thiên tai quốc gia (BNPB) đã kêu gọi người dân sống ở quanh con sông, bắt nguồn từ núi Marapi, nhận thức được nguy cơ tiềm ẩn sau trận lũ quét ở khu vực này hôm 11/5, sơ tán đến nơi an toàn.

Indonesia: Núi lửa Ibu phun tro bụi cao hơn 5km

Ngày 13/5, một ngọn núi lửa ở miền đông Indonesia đã phun trào, tạo ra cột tro bụi khổng lồ cao hơn 5km lên bầu trời .