moitruongplus Hơn 2.000m2 đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi tại xóm chợ Tía, gần UBND xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín bị hộ nhà bà Tình quây tôn kín mít, san lấp mặt bằng trái phép bằng cát, sỏi. Sự việc làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất và môi trường...

Thực hiện tuyến bài viết tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường, văn minh đô thị trên địa bàn huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội, Phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận những chỉ đạo tích cực của Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Nguyễn Xuân Minh trong việc kiểm tra, xử lý triệt để các vi phạm về môi trường, đất đai, văn minh đô thị trên địa bàn.

Cùng với nét tích cực đó, PV đã ghi nhận những vi phạm trong công tác bảo vệ đất đai, môi trường tại xã Tô Hiệu.

Cụ thể, cách UBND xã Tô Hiệu, huyện Thường Tín không xa, hơn 2.000m2 đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi tại xóm chợ Tía bị hộ nhà bà Tình quây tôn kín mít, san lấp mặt bằng trái phép bằng cát, sỏi. Tình trạng san lấp trái phép làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất...


Khoảng một tháng nay, hơn 2.000m2 đất nông nghiệp chưa được chuyển đổi tại xóm chợ Tía bị hộ nhà bà Tình san lấp trái phép.

Ghi nhận của PV ngày 4/10/2022 cho thấy: cả một khu đất nông nghiệp rộng lớn lên đến hàng nghìn m2 này đang được quây tôn kín và cao.

Khu đất ruộng bên trong đã được san lấp mặt bằng phẳng phiu bằng cát, sỏi.

Khi hỏi, PV được một người phụ nữ ở cạnh khu đất này cho biết: đất này là của nhà dì mình. Đất này hàng nghìn m2 cơ, rộng lắm. Bà cũng đang có ý định cho thuê.

Người này cũng khẳng định: Đây là đất ruộng. Mới lấp được độ hơn một tháng nay.


Bên ngoài khu đất nông nghiệp rộng hàng nghìm m2 được quây tôn kín và cao, nhằm phục vụ cho việc san lấp trái phép bên trong.

Để làm rõ thông tin: Tại sao hàng nghìn m2 đất ruộng này lại được hộ bà Tình tự do quây tôn, san lấp mặt bằng trái phép như vậy? PV đã liên hệ và có ít phút được trao đổi, tiếp nhận thông tin qua ông Đào Hồng Thái – Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu.

Ông Thái cho biết: "Anh dưới này, anh không để xảy ra vi phạm đâu. Nghi nghoe cái anh phải xử lý ngay”.

Nhưng khi PV cung cấp hình ảnh và thông tin về trường hợp vi phạm của hộ nhà bà Tình, thì ông Thái cho rằng: Người ta đang làm hồ sơ và làm đề án chuyển đổi để trồng cây, gửi xã để trình hội đồng thông qua rồi gửi lên huyện phê duyệt. Theo quy trình thì 2.000m2 trở lên thì người ta được phép chuyển đổi. Người ta chưa làm xong hồ sơ chuyển đổi thì chúng tôi có cho làm cái gì đâu. San lấp là người ta chỉ có đổ đất tôn thêm nền đất để trồng cây.  

PV tiếp tục thắc mắc, nếu việc chuyển đổi mục đích sử dụng hàng nghìn m2 đất này để trồng cây chưa được UBND huyện Thường Tín phê duyệt thì việc san lấp có đúng? và ở đây họ dùng cát, sỏi để san lấp, chứ không phải đất, vậy liệu có trồng được cây như đề án đang trình? Ông Đào Hồng Thái – Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu liền xem hình ảnh PV cung cấp và cho biết:

"Không, ở đây người ta có đề án rồi. Ở đây là không có chuyện xây dựng cái gì đâu chú ạ. Nếu người ta tiếp tục làm những cái ví dụ như là làm chuồng trại, hoặc như là cái chuyển đổi đó thì bọn anh không cho làm, bọn anh phải dừng”.

Sau đó ông Thái khẳng định việc san lấp này là sai: "Bọn anh đang có kế hoạch để xử lý cưỡng chế chỗ đó. Phải yêu cầu múc khôi phục hiện trạng”.

Theo như chia sẻ của ông Đào Hồng Thái – Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu thì có thể khẳng định: phần đất ruộng có diện tích hơn 2.000m2 của hộ gia đình nhà bà Tình tại xóm chợ Tía, mới đang trong quá trình làm hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất, để gửi xã Tô Hiệu và huyện Thường Tín thông qua cho dự án trồng cây.

Tuy nhiên, khu đất này hiện tại đã được san lấp trái phép hoàn chỉnh bằng cát, sỏi. Nếu sau này hồ sơ được UBND huyện Thường Tín thông qua, thì chắc chắn khó có thể trồng được cây như đề án đang trình. Việc này đang vi phạm nghiêm trọng luật đất đai, phá hủy kết cấu, môi trường đất...


Gần khu vực san lấp trái phép của hộ nhà bà Tình cũng đang tồn tại các nhà xưởng được dựng bằng tôn.

Để vi phạm được xử lý nhanh chóng và triệt để, kính mong UBND huyện Thường Tín và các sở, ban, ngành liên quan của thành phố Hà Nội vào cuộc kiểm tra, chỉ đạo trong xử lý vi phạm. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan khi để xảy ra vi phạm.

Có như vậy, những chỉ đạo từ Trung ương đến Thành phố Hà Nội về công tác bảo vệ môi trường, đất đai, văn minh đô thị mới được thực hiện một cách nghiêm túc.

Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về kết quả của sự việc !
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, hành vi tự ý san lấp đất nông nghiệp bị phạt tiền từ 2 triệu đồng - 150 triệu đồng tùy thuộc vào diện tích đất san lấp.

Cụ thể, phạt tiền từ 2 triệu đồng - 5 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 ha.

Phạt tiền từ 5 triệu đồng – 10 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 ha đến dưới 0,1 ha.

Phạt tiền từ 10 triệu đồng – 30 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha.

Phạt tiền từ 30 triệu đồng - 60 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 ha đến dưới 01 ha

Phạt tiền từ 60 triệu đồng – 150 triệu đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 1 ha trở lên.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.