moitruongplus Để xảy ra tình trạng " siêu bãi thải" trái phép này, là phần không nhỏ vai trò quản lý của Sở GTVT Lạng Sơn (Phòng KCHT và ATGT) vì đã không lắp lại gần 100m hộ lan tại khúc cong cua, đèo vực nguy hiểm này.
Vụ việc "Bãi thải khổng lồ trái phép tại Văn Lãng - Lạng Sơn" mới được Môi trường & Đô thị Việt Nam phát giác và sau khi bài viết được đăng tải, đã được rất nhiều độc giả Lạng Sơn quan tâm, bức xúc. (Link bài viết: https://www.moitruongvadothi.vn/bai-thai-khong-lo-trai-phep-tai-van-lang-lang-son-a112273.html)
Sự việc tưởng chừng được chính quyền huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn và các ban ngành hữu quan vào cuộc khẩn trương để những sai phạm được chấm dứt, bị xử phạt thì ngày 07/10, PV ghi nhận vẫn còn tiếp diễn nhiều hơn.
Ảnh chụp trưa 07/10/2022 cho thấy rất nhiều đất - đá- chất thải...tiếp tục được đổ xuống bãi thải trái phép thuộc địa phận Thanh Hảo- Bắc Hùng- Văn Lãng- Lạng Sơn.
Một tuần sau khi bài viết được đăng tải và thông tin đến lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn- huyện Văn Lãng thì đống đất đá được đổ thêm ước chừng vài trăm khối
Để đổ thải được khối lượng lớn như này, họ đã phải vận chuyển hàng chục chuyến xe lớn nhỏ vào khi vực này. (Ảnh chụp trưa 07/10/2022)
Trên "siêu bãi lậu" này còn xuất hiệtn nhiều đống đá hộc mới được đổ xuống. Điều này sẽ gây nguy hiểm cho đồng bào sống dưới hạ lưu- TT Na Sầm (cách nơi này khoảng 3km) khi có có mưa lớn hoặc lũ quét tràn về. (P/V)
Ngoài ra, bãi trái phép này có xuất hiện những vật tư xây dựng (tầm cống lớn)
Tro, sỉ, đất, đá, phế thải xây dựng, chất thải rắn...đều được tập kết tại bãi gây ô nhiễm môi trường và phản cảm với những người qua lại khu vực này. (07/10/2022)
Góc máy cho thấy sự xem thường pháp luật về môi trường- giao thông- xây dựng và coi thường dư luận của những "kẻ đổ trộm" và những "nhà hành luật" của huyện Văn Lãng- tỉnh Lạng Sơn.
Chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý nhà nước với bãi thải trái phép này như thế nào?
Bãi thải còn gây ô nhiễm môi trường trên tuyến đường từ xã Bắc Hùng và thị trấn Na Sầm (huyện Văn Lãng)
Để "tiếp tay" cho nhóm lợi ích tạo nên siêu bãi thải trái phép này, là phần không nhỏ vai trò quản lý của Sở GTVT Lạng Sơn (Phòng KCHT và ATGT) vì đã cố tình không lắp lại gần 100m hộ lan tại khúc cong cua, đèo vực nguy hiểm này.
Môi trường và Đô thị Việt Nam trích dẫn toàn văn thông cáo báo chí mà Sở GTVT Lạng Sơn gửi tòa soạn MTĐT từ ngày 23/5/2022:
"...Theo số liệu Cầu đường được quản lý thì tại vị trí do Quý báo nêu trước đây chỉ có 10,0m hộ lan mềm; tuy nhiên do các tấm hộ lan bị hư hỏng bởi va quệt và có xe vận chuyển đất thường xuyên qua lại vì vậy Hạt Văn Lãng - Tràng Định thuộc Công ty Quản lý và Xây dựng Giao thông Lạng Sơn (đơn vị được giao thực hiện Quản lý BDTX tuyến đường) đã tháo dỡ, hiện đang được lưu trữ, bảo quản tại kho của Hạt trên địa bàn huyện Văn Lãng.
Về nội dung cấp phép đấu nối: Sở Giao thông vận tải chưa thực hiện cấp phép đấu nối đối với vị trí nêu trên..."
Đây không chỉ là việc thiếu trách nhiệm trong việc quản lý, sửa chữa, thay thế thiết bị - kết cấu hạ tầng đảm bảo ATGT trên đoạn đường này của Phòng KCHT & ATGT Sở Giao thông vận tải Lạng Sơn.
Vì theo ghi nhận tại hiện trường từ tháng 3/2022 đến nay (thời gian PV MTĐT VN liên hệ làm việc với UBND huyện Văn Lãng- Sở GTVT- Sở TNMT Lạng Sơn) đến nay cả khúc cua vào bãi thải vẫn được "thả cửa" - không được lắp lại hộ lan ATGT theo quy định.
Ngoài việc giảm thiểu thiệt hại khi có TNGT (mất phanh khi xuống đèo dốc) thì hộ lan trên các tuyến đường đèo còn có hạt sáng phản quang để dẫn đường cho các tài xế chạy xe vào ban đêm. Những tác dụng này ở khúc cua nguy hiểm này đã không còn khoảng một năm nay (từ khi có các đoàn xe vào đổ thải), rất nguy cho những phương tiện chạy từ hướng Cao Bằng về Lạng Sơn trên QL4A này.
Từ điểm Tà-luy âm sâu hàng trăm mét, khoảng một năm nay do "bị tháo trộm" hộ lan nên khu vực thung lũng này trở thành điểm đổ thải lý tưởng của nhiều nhà thầu và nơi sản xuất, điểm đỗ xe, vật tư...gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho bà con sống lân cận đặc biệt là nhân dân thị trấn Na Sầm- Văn Lãng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, PCCC...
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.