moitruongplus Theo báo cáo phát triển nước thế giới năm 2021, nhiều người lãng phí hay lạm dụng nước vì họ có xu hướng chỉ nghĩ về giá trị của nó theo khía cạnh tiền tệ.

Theo báo cáo phát triển nước thế giới năm 2021, nhiều người lãng phí hay lạm dụng nước vì họ có xu hướng chỉ nghĩ về giá trị của nó theo khía cạnh tiền tệ.

Họ đánh giá quá thấp giá trị thực sự của nước, bao gồm cả các giá trị về văn hóa và sức khỏe – những giá trị rất khó để đo đếm được.


Ảnh Ngô Đình Hòa

10 sự thật về nước dưới đây và những cộng đồng dễ bị tổn thương đang phải khó khăn thế nào để tiếp cận nguồn nước khi nhu cầu ngày càng tăng lên và sự ấm lên của trái đất làm tăng nguy cơ khan hiếm nguồn nước.

1/ Cứ 10 người trên toàn thế giới thì có bốn người không có đủ nước an toàn để uống. Cho tới năm 2050, hơn một nửa dân số toàn cầu được cho là sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, phát sinh khi nhu cầu vượt quá các nguồn nước sẵn có.

2/ Hơn hai tỷ người sống tại các quốc gia đang trong tình trạng thiếu nước và ước tính khoảng bốn tỷ người sống trong các khu vực bị thiếu nước trầm trọng trong ít nhất một tháng mỗi năm.

3/ Cứ năm trẻ em trên toàn thế giới thì có một trẻ không có đủ nước cho nhu cầu hằng này và trẻ em ở hơn 80 quốc gia sống trong các khu vực dễ bị tổn thương về nước ở mức cao, điều đó có nghĩa là các khu vực này phụ thuộc vào nguồn nước mặt, các nguồn nước chưa được xử lý hay các nguồn nước phải mất hơn 30 phút để có thể lấy được.

4/ Khu vực đông và nam châu Phi có tỷ lệ trẻ em sống ở các khu vực như trên cao nhất, với 58% đang phải đối mặt với việc khó tiếp cận đủ nước mỗi ngày.

5/ Cứ năm người trên toàn thế giới thì có hai người (tương đương ba tỷ người), không được rửa tay với nước và xà phòng ở nhà, bao gồm gần 3/4 số người ở những quốc gia nghèo nhất.

6/ Việc cung cấp nước uống an toàn và vệ sinh ở 140 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình sẽ tốn 114 tỷ USD/năm, trong khi nhiều lợi ích về xã hội và kinh tế của nước an toàn lại khó định giá.

7/ Nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong 100 năm qua và đang tiếp tục tăng với tốc độ khoảng 1%/năm kể từ những năm 1980.

8/ Nông nghiệp chiếm gần 70% lượng nước được hút từ nước mặt hay nước ngầm trên toàn cầu, chủ yếu để phục vụ hoạt động tưới tiêu, ngoài ra còn để chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản. Tỷ lệ này có thể lên đến 95% ở một số quốc gia đang phát triển.

9/ Biến đổi khí hậu đang làm thay đổi các hình thái mưa, giảm lượng nước sẵn có và làm trầm trọng hơn thiệt hại do lũ lụt và hạn hán trên toàn thế giới.

10/ Sự tan chảy của các lớp băng bao phủ và sông băng đang gây ra nhiều hệ quả hơn, như các trận lũ quét trong ngắn hạn, đồng thời đe dọa làm giảm các nguồn cung nước cho hàng trăm triệu người trong tương lai.

Theo MTĐT

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.