moitruongplus Hiện nay, nhiều dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp ven biển Quảng Ngãi cũng đang bị bỏ hoang.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ngãi, hiện hàng chục dự án đầu tư lĩnh vực nông nghiệp trên vùng đất cát ven biển đang bị bỏ hoang, gây lãng phí lớn về đất đai. Cụ thể, cả tỉnh hiện có khoảng 40 dự án đầu tư trồng rau, củ quả sạch, nuôi cua, ốc hương và nuôi tôm trên cát, nhưng đã bỏ hoang nhiều năm với đất đăng ký sử dụng khoảng 967 ha…


Một trong những dự án sản xuất nông nghiệp sạch ở huyện Mộ Đức bị bỏ hoang.

Đi trên vùng đất cát ven biển xã Đức Minh, Đức Phong (huyện Mộ Đức), Bình Châu, Bình Hải (Bình Sơn) và Phổ Thạnh, Phổ An (TX. Đức Phổ) trong những ngày nóng bức giữa tháng 6, PV Môi trường và Đô thị điện tử đã chứng kiến nhiều dự án sản xuất nông nghiệp sạch đang bỏ hoang với nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhiều dự án sau khi được tỉnh cấp phép, doanh nghiệp thực hiện đầu tư nửa chừng, hoặc chỉ làm theo kiểu lấy lệ rồi "xí phần” kéo dài.

Theo tìm hiểu, dự án trồng rau, củ, quả ứng dụng công nghệ cao tại xã Đức Minh của Công ty TNHH Sản xuất nông nghiệp sạch Việt Vân được tỉnh cấp đất trên 40 ha từ đầu năm 2018, nhưng chủ đầu tư chỉ mới trồng thử nghiệm tỏi voi Nhật Bản trên 1 ha, còn lại 39 ha đang bỏ hoang.

Hoặc dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức với trên 21 ha. Sau hơn 3 năm kể từ khi được cấp phép, dự án có quy mô sản xuất, sản phẩm/năm theo dự kiến gồm: 1.000 con bò, 26.400 tấn nha đam, 150 tấn dưa lưới, 16 tấn táo xanh, 8 tấn nho…, hiện chỉ giống như một bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc um tùm. 

Cùng chung tình cảnh trên, dự án Vùng sản xuất rau, củ quả và dược liệu công nghệ cao tại xã Đức Phong đã được tỉnh cấp chủ trương đầu tư năm 2017, trên diện tích hơn 11 ha, nhưng đến nay cũng vẫn đang là bãi đất hoang, người dân thả bò rông hàng ngày.


Dự án sản xuất nha đam kém hiệu quả ở huyện Mộ Đức của Công ty Việt Vân.


Dự án chuỗi nông nghiệp hữu cơ công nghệ cao OFB Mộ Đức bị bỏ hoang nhiều năm.

Bên cạnh các dự án sản xuất nông nghiệp, hàng trăm hồ nuôi trồng thủy sản tại các xã Đức Minh, Đức Phong (Mộ Đức), Bình Châu, Bình Thuận (Bình Sơn) và Phổ An, Phổ Khánh, Phổ Thạnh (TX. Đức Phổ)…cũng đang bị bỏ hoang, nhiều doanh nghiệp phá sản…

Người dân ở vùng dự án bức xúc: "Nhìn chung, đất của dân bị thu hồi cấp cho doanh nghiệp sản xuất nha đam, măng tây và chăn nuôi, nuôi tôm trên cát…đều thất bại. Nhiều gia đình đã góp vốn bằng "sổ đỏ” cùng với doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp sạch đang rơi vào tình cảnh bi đát. Hiện nhiều dự án nông nghiệp ở đây đã phá sản với hàng trăm ha đang bỏ hoang, trong khi đó bà con địa phương thiếu đất sản xuất, đời sống gặp nhiều khó khăn!”.

Ông Phạm Ngọc Lân - Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức, cho biết: "Tình trạng đất ven biển đã cấp cho doanh nghiệp làm dự án mà bỏ hoang cần phải tiến hành kiểm tra, thu hồi. Hiện nay, huyện đang phối hợp với các sở, ngành liên quan để đưa ra hướng giải quyết phù hợp. Nếu dự án làm dang dở do vướng mắc, chính quyền sẽ bàn, tìm cách tháo gỡ để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư. Còn vì nguyên nhân nào đó mà nhà đầu tư không muốn tiếp tục thực hiện, huyện và các ngành của tỉnh sẽ tiến hành thu hồi dự án theo quy định của pháp luật!”.


Cơ sở hạ tầng của dự án nông nghiệp sạch ở ven biển xã Đức Minh, huyện Mộ Đức, xuống cấp, hư hỏng.


Hàng chục hồ nuôi tôm ven biển xã Đức Minh, huyện Mộ Đức đang bỏ hoang.

Được biết, mới đây, tại cuộc họp bàn về phát triển kinh tế - xã hội do UBND tỉnh tổ chức, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh cũng đã chỉ đạo: "Tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương liên quan tiến hành tổng rà soát các dự án đã cấp phép và dự án cho chủ trương khảo sát, nhất là đối với các dự án nông nghiệp ven biển từ huyện Mộ Đức đến thị xã Đức Phổ”.

"Kiên quyết thu hồi các dự án chậm tiến độ, dự án làm nửa vời hoặc dự án được cấp chủ trương đầu tư, giao đất nhưng bỏ hoang. Đây là việc làm cần thiết để khai thác có hiệu quả quỹ đất ven biển!”- ông Minh nhấn mạnh.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.