moitruongplusĐồi núi bị cạo trọc, sông suối ô nhiễm, đường sá bị cày nát… là thực trạng đáng buồn đang xảy ra tại "đại công trường” khai thác cát, đá rầm rộ của Công ty TNHH Trung Sơn Bảo Lộc.
Cảnh khai thác tại mỏ của Công ty Trung Sơn Bảo Lộc
Cả một dòng suối thơ mộng gắn liền với tuổi thơ của bao nhiêu người dân xã Đại Lào, Lộc Châu, Blao, Lộc Sơn, Lộc Thành, Lộc Nam… đang chìm trong màu đục ngầu, đỏ quánh. Ký ức về dòng suối có thể uống nước, có thể tắm của trẻ em, người dân sống ven cạnh và du khách mỗi khi trải nghiệm du lịch giờ đây đang bị doanh nghiệp khai thác cát, đá giết chết từng ngày.
Trong 5 năm trở lại đây, Đại Lào luôn là điểm nóng về ô nhiễm môi trường, gây ra nỗi bức xúc cho người dân bởi tác động tiêu cực từ phía Công ty Trung Sơn Bảo Lộc. Công ty đang khai thác cát, đá chẻ tại địa bàn thôn 2, xã Đại Lào và xây dựng cơ sở phục vụ sản xuất khá quy mô ngay trên đỉnh núi đầu nguồn nước.
Cận cảnh quả đồi đang bị cạo trọc.
Chứng kiến những dòng nước thải xối xả từ mỏ khai thác do Công ty vận hành, mới thấy được mức độ hủy hoại môi trường và những hệ lụy của nước thải trong việc chế biến khoáng sản đối với môi trường xung quanh khu vực mỏ và phía hạ lưu.
Khi chúng tôi trực tiếp xâm nhập vào bãi khai thác khoáng sản của Công ty Trung Sơn Bảo Lộc, có rất nhiều máy múc vận hành và nhiều xe tải chở đá ra vào thường xuyên. Theo quan sát, những xe chở đá sau ra khỏi bãi đều không qua trạm cân mà được tài xế vận chuyển đi đến nơi khác để tập kết, tiêu thụ. "Đại công trường” do công ty này đang khai thác ngổn ngang đá, đất đỏ… Những mảng đá, đất được bóc tách khỏi quả đồi nguyên sinh hiện lên nham nhở. Nhìn toàn cảnh, cả quả đồi đang bị máy móc "cạo trọc” đến trơ trọi!
Phía trước công trường là dòng suối. Cạnh bên suối, họ bố trí trực tiếp 3 ống xả thải bùn đất sau khi khai thác. Bất kể mùa mưa hay nắng, nước thải từ bùn đất đều được xả trực tiếp xuống lòng suối.
Những người dân sinh sống tại thôn 2, xã Đại Lào cho hay, trước khi Công ty Trung Sơn Bảo Lộc xuất hiện, họ có thể uống và tắm thoải mái tại dòng suối này. Nhưng đến nay, ngay cả nguồn nước dùng để sinh hoạt, nuôi cá hay phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, nước uống cho gia súc cũng không thể sử dụng.
Nhìn toàn cảnh, mỏ đá Trung Sơn Bảo Lộc hiện lên nham nhở giữa cánh rừng xanh mướt.
Ống xả thải trực tiếp ra suối do Công ty Trung Sơn Bảo Lộc lắp đặt.
"Lợi ích của một doanh nghiệp đang huỷ hoại toàn bộ môi trường dân sinh và hàng ngàn hộ dân sống ven suối bị ảnh hưởng trầm trọng”, ông L. (ngụ thôn 2, xã Đại Lào) lắc đầu ngao ngán.
Theo tìm hiểu của PV, Công ty Trung Sơn Bảo Lộc được tỉnh Lâm Đồng cấp phép khai thác cát xây dựng và đá chẻ trong dự án đầu tư tại tiểu khu 474, xã Đại Lào, với tổng diện tích 3,3 ha, công suất khai thác cát 45.000 m3/năm, đá chẻ 8.000m3/năm. Thời gian khai thác 5 năm kể từ ngày cấp phép, 5/5/2017. Như vậy, đến thời điểm này, giấy phép hoạt động của DN này đã hết hiệu lực. Thế nhưng, sáng ngày 12/6/2022, khi phóng viên có mặt tại hiện trường, công trường này vẫn đang hoạt động rầm rộ!
Dòng suối đục ngầu gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của hàng trăm ngàn hộ dân.
Giấy phép hoạt động đã hết hạn của Công ty TNHH Trung Sơn Bảo Lộc.
Hoạt động sai giấy phép, gây ô nhiễm môi trường, người dân đã nhiều lần lên tiếng phản đối, thậm chí công ty này cũng từng bị chính quyền xử phạt, nhưng vì sao đến nay vẫn ngang nhiên tàn sát môi trường, bức tử dòng suối? Phải chăng chính quyền sở tại tỉnh Lâm Đồng đang "dễ dãi" với cái sai của doanh nghiệp?
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.