moitruongplus Ngày 23/2 Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố một báo dự báo số vụ cháy rừng nghiêm trọng trên toàn cầu sẽ tăng 14% vào năm 2030, 30% vào năm 2050 và 50% vào cuối thế kỷ này.


Những đám cháy dữ dội tại rừng Amazon. Ảnh: Getty

Để ngăn chặn nguy cơ cháy rừng, các chuyên gia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kết hợp hệ thống giám sát dựa trên khoa học và dữ liệu với kiến thức bản địa, cũng như tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực và quốc tế.

Giám đốc điều hành UNEP Inger Andersen cho biết: "Lực lượng tuyến đầu đang liều mình chiến đấu với cháy rừng cần phải được hỗ trợ. Chúng ta phải giảm thiểu nguy cơ xảy ra cháy rừng nghiêm trọng bằng cách chuẩn bị tốt hơn, cụ thể là đầu tư nhiều hơn vào công tác giảm thiểu rủi ro, phối hợp chặt chẽ với các cộng đồng địa phương và tăng cường cam kết toàn cầu về chống biến đổi khí hậu”.

Báo cáo chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa cháy rừng và biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu khiến cháy rừng trở nên tồi tệ hơn vì các đợt hạn hán ngày càng tăng, nhiệt độ không khí ngày càng cao, độ ẩm tương đối thấp, sấm chớp và gió mạnh dẫn đến mùa cháy rừng nghiêm trọng hơn, khô hơn và kéo dài hơn. Ngược lại, cháy rừng khiến tình trạng biến đổi khí hậu trở nên ngày càng trầm trọng, bởi chúng tàn phá các hệ sinh thái nhạy cảm và giàu carbon như vùng đất than bùn và rừng nhiệt đới. Cháy rừng ảnh hưởng nghiêm trọng đến động vật hoang dã, làm cho chúng mất môi trường sinh sống hoặc chết cháy, khiến một số loài bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng.

Theo UNEP, việc phục hồi các hệ sinh thái là một hướng đi quan trọng để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng, cũng như để phục hồi tốt hơn sau hậu quả mà chúng để lại. Trong đó, cần thiết phải đầu tư vào phục hồi đất ngập nước và đất than bùn, đặt các công trình xây dựng cách xa thảm thực vật, và bảo tồn các vùng đệm không gian mở.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.