moitruongplus Ngày 22/02 Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã tổ chức Lễ ra quân trồng cây tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ngãi.


Lễ ra quân trồng cây tại các điểm di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Ngãi

Tham dự buổi lễ ra quân, về phía tỉnh Quảng Ngãi có đồng chí Trần Hoàng Tuấn - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh Ủy, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Tiến Dũng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Nghĩa Hành, cùng đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi, Lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Hành, lãnh đạo xã Hành Dũng, đại diện Ban Tế tự Đình làng An Định và bà con nhân dân địa phương.

Về phía Công ty BSR, có đồng chí Bùi Ngọc Dương - Tổng Giám đốc, đồng chí Khương Lê Thành - Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Thành viên HĐQT Công ty cùng đại diện các tổ chức Đoàn thể chính trị - xã hội của BSR.

Hưởng ứng Phong trào "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ", thực hiện Đề án trồng 01 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ, Đề án trồng 1 triệu cây xanh của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn giai đoạn 2021 - 2025, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi đã phối hợp với Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn mở màn cho kế hoạch năm 2022 với hoạt động ra quân trồng cây tại các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động ý nghĩa góp phần trùng tu, tôn tạo và tạo vẻ mỹ quan cho các điểm di tích gắn với phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, mô hình trồng cây ăn trái tại các điểm di tích còn mang ý nghĩa tạo nguồn kinh phí để Ban Quản lý di tích, Ban tế tự các đình làng có thể duy trì hoạt động thường xuyên, lâu dài cho di tích.
 
Trên địa bàn Quảng Ngãi hiện có 254 di tích, địa điểm lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh tiêu biểu. Trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 32 di tích quốc gia và 149 di tích cấp tỉnh. Khí thế của buổi lễ ra quân sẽ là sự khởi đầu tốt đẹp để phủ xanh, tạo môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp tại các di tích trên địa bàn toàn tỉnh./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.