moitruongplus UBND tỉnh Bắc Ninh và các Sở, Ngành liên quan có thấu được “nỗi khổ” của người dân nơi đây hay không? Khi mà nhiều năm nay, các doanh nghiệp hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm nghiêm trọng Luật đê điều, Luật đất đai...

Thời gian qua, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử đăng tải loạt bài viết về tình trạng khu vực bãi bồi ven sông Cầu trên địa bàn xã Yên Trung, xã Tam Đa huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh hoạt động kinh doanh bến bãi, tập kết vật liệu xây dựng (VLXD), xây dựng trạm trộn bê tông trái phép diễn ra tràn lan gây ô nhiễm môi trường và mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Công ty TNHH kinh doanh VLXDTM Sơn Hùng, Công ty TNHH xây dựng và TM Dũng Tuyên và Công ty TNHH Phát triển xây dựng Đại Lâm không có đầy đủ giấy tờ pháp lý nhưng vẫn ngang nhiên hoạt động, phá nát đường giao thông mà không bị chính quyền "sờ gáy”. Điều này khiến cho người dân nơi đây hết sức bức xúc và bất bình với chính quyền địa phương.

Trạm bê tông trái phép của Công ty TNHH kinh doanh VLXDTM Sơn Hùng ngang nhiên được dựng lên như thách thức pháp luật.

Các bãi tập kết VLXD trái phép không những lấn chiếm hành lang an toàn tuyến đê mà còn lấn chiếm mặt nước sông Cầu.
Hàng ngày chủ các bãi VLXD này huy động nhiều phương tiện máy móc hoạt động liên tục từ sáng sớm đến tối muộn. Hầu hết các phương tiện là xe tải trọng lớn, sau đó chất đầy vật liệu là cát, bê tông thương phẩm chở đi các nơi tiêu thụ. Mỗi lần đoàn xe tải này chạy ra đường đã gây ra nỗi khiếp sợ về an toàn giao thông cho người dân khi lưu thông qua đây, kèm theo đó là VLXD rơi vãi khắp nơi, bụi bẩn mù mịt khiến cho môi trường quanh khu vực này bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Đáng nói, tất cả sự việc trên đều diễn ra giữa "thanh thiên bạch nhật”, liên tục hàng ngày và trong nhiều năm qua, thế nhưng những "vấn đề” này không được các cấp chính quyền huyện Yên Phong quan tâm kiểm tra, xử lý khiến người dân vô cùng bức xúc.

Theo quan sát và ghi nhận thực tế của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam tại khu vực các bãi tập kết VLXD trên, đó là những "núi cát" cao ngất ngưởng che khuất mọi tầm nhìn, kèm theo đó là trạm trộn bê tông thương phẩm xả thải tràn lan khắp khu vực ngoài đê sông Cầu.

Việc các bãi VLXD không phép của huyện Yên Phong, nhưng vẫn tồn tại, thách thức chính quyền, làm ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế, thất thoát nhiều tỷ đồng của việc kinh doanh trái phép, trốn thuế, trong khi đó các doanh nghiệp chân chính, hàng năm nộp đầy đủ các nhiều khoản thuế cho nhà nước.

Trụ sở UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Để làm rõ sự việc, ngày 23/11/2021, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã liên hệ tới UBND huyện Yên Phong đặt lịch làm việc. Đồng thời, để làm rõ trách nhiệm của UBND huyện Yên Phong trong nội dung nêu trên. Nhưng hơn 10 ngày trôi qua kể từ ngày phóng viên đến liên hệ đặt lịch làm việc, nhưng UBND huyện Yên Phong vẫn im lặng, chưa có thông tin phản hồi hay văn bản trả lời hay sự hợp tác nào.

PV đã nhiều lần liên hệ với ông Trần Phong, Chánh Văn phòng UBND huyện Yên Phong để hỏi lịch làm việc nhưng ông Phong không nghe máy?

Dư luận đặt câu hỏi phải chăng, chính quyền đang làm ngơ cho những vi phạm trên?

Không biết lãnh đạo và các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh có thấu được "nỗi khổ” của người dân nơi đây hay không? Khi mà nhiều năm nay, các doanh nghiệp hoạt động trái phép, gây ô nhiễm môi trường, vi phạm nghiêm trọng Luật đê điều, Luật đất đai, Luật bảo vệ môi trường mà vẫn tồn tại và ngang nhiên hoạt động gây bức xúc trong dư luận.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.