moitruongplus Trang OilPrice cho biết, theo thông tin sơ bộ, trữ lượng này nằm ở Nam Cực, thuộc phần lãnh thổ mà Vương quốc Anh tuyên bố chủ quyền.

Khu mỏ vừa được phát hiện ước tính chứa khoảng 511 tỷ thùng dầu, gấp khoảng 10 lần sản lượng của Biển Bắc khai thác trong suốt 50 năm qua.

Bất chấp lệnh cấm phát triển và sản xuất dầu khí trong khu vực Nam Cực cũng như việc thế giới dần từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, phát hiện của các nhà khoa học Liên bang Nga đã gây được tiếng vang đáng kể.

Báo cáo thường niên mới nhất của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, quy mô trữ lượng dầu vừa được phát hiện ở Nam Cực là rất đáng kể và có thể ảnh hưởng đến thị trường hydrocarbon toàn cầu.

Địa điểm nói trên sẽ có trữ lượng dầu thô lớn thứ hai trên thế giới, chỉ đứng sau tổng trữ lượng được phát hiện của toàn bộ Trung Đông. Dự trữ đã được chứng minh của khu vực Tây Á vào năm 2022 ước tính lên tới hơn 871 tỷ thùng.


Ảnh minh họa - Getty Images

Tuy vậy trữ lượng dầu thô ở Nam Cực lại khác biệt hoàn toàn với Trung Đông khi nằm trong một mỏ duy nhất, đó là lý do tại sao chúng được coi là lớn nhất.

Tuy nhiên công việc tiếp theo để làm rõ đặc điểm địa chất và địa lý của khu mỏ cho thấy các thành phần kiến tạo dầu khí mở rộng hơn nhiều so với vùng ảnh hưởng của London, mặc dù chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.

Nghiên cứu sâu hơn về các vùng dầu mỏ đã được thăm dò cho thấy chúng có thể dễ dàng khai thác và chế biến, không giống như những mỏ dầu độ nhớt cao, chẳng hạn như ở Venezuela.

Điều này làm cho trữ lượng tiềm tàng ở Nam Cực trở thành một "miếng bánh ngon" đối với bất kỳ quốc gia nào. Tại Anh, họ đã gọi hành động của các nhà khoa học Nga là một "thách thức” và lập tức lên án phương pháp nghiên cứu địa chấn của Moskva.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfs
gregre
hkjhk
gkhkhkjhlj

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 3)

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về sự việc trên, UBND huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu lãnh đạo xã Minh Tân làm báo cáo, đồng thời Công an huyện Kiến Xương cũng vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc.

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 1)

Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc một cá nhân ở xã Minh Tân (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) được UBND huyện Kiến Xương ban hành hàng loạt quyết định cho phép chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở lâu dài.

Bình Phước: Cần xử lý hệ lụy môi trường từ nạn khai thác đá Bazan trái phép

Các địa phương như xã Đường 10 (huyện Bù Đăng), xã Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập) từ nhiều năm qua vẫn luôn là điểm nóng của tình trạng khai thác đá cây trái phép. Thế nhưng cho đến nay, tình trạng này vẫn đang tồn tại mặc cho báo chí đã nhiều lần phản ánh.

Các mỏ khoáng sản ở Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều vi phạm

Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã công bố kết luận số 666/KL-TTr về cấp phép, quản lý, và khai thác 28 mỏ đất san lấp giai đoạn 2017 - 2022.

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép trong cụm công nghiệp

Người dân bức xúc trước một "núi cát” trái phép ngay tại cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây, nhưng chính quyền địa phương không hay biết.

Thừa Thiên Huế: Thanh tra phát hiện mỏ đất khai thác khi chưa thuê đất

Thanh tra phát hiện nhiều mỏ khai thác đất làm vật liệu san lấp ở Thừa Thiên - Huế vi phạm về sản lượng, khai thác trước khi thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.