moitruongplus Hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu đã cam kết ngăn chặn và đẩy lùi nạn phá rừng, suy thoái đất vào cuối thập kỷ này, cũng như cam kết tài trợ 19 tỷ USD để đầu tư vào việc bảo vệ và phục hồi rừng tại hội nghị COP26.
Tuyên bố chung tại hội nghị về khí hậu COP26 ở Glasgow được sự ủng hộ của lãnh đạo các nước gồm Brazil, Indonesia và Cộng hòa Dân chủ Congo, những quốc gia chiếm 85% diện tích rừng trên thế giới.
Rừng Amazon. Ảnh: TL
Thay mặt cho các nhà lãnh đạo, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết các quốc gia tại COP26 đã thống nhất về vấn đề khai thác tài nguyên rừng và đất.
"Chúng ta sẽ có cơ hội kết thúc lịch sử lâu dài của loài người với tư cách là kẻ chinh phục thiên nhiên, và thay vào đó trở thành người trông coi nó", ông Johnson tuyên bố.
Một loạt các sáng kiến bổ sung của chính phủ và tư nhân đã được đưa ra tại hội nghị để giúp đạt được mục tiêu đó, bao gồm cam kết tài trợ cho những người bảo vệ rừng bản địa và các hình thức sản xuất nông nghiệp bền vững.
Theo Viện Tài nguyên Thế giới, rừng hấp thụ khoảng 30% lượng khí thải carbon dioxide. Các khu rừng hấp thụ khí thải trong bầu khí quyển, qua đó giúp ngăn chặn tình trạng ấm lên toàn cầu.
Tuy nhiên, vùng đệm khí hậu tự nhiên này đang nhanh chóng biến mất. Thế giới đã mất 258.000 km2 rừng vào năm 2020, theo sáng kiến theo dõi nạn phá rừng Global Forest Watch.
Thỏa thuận tại hội nghị COP26 mở rộng đáng kể cam kết tương tự của 40 quốc gia trong khuôn khổ Tuyên bố về Rừng tại New York năm 2014 và tiến xa hơn bao giờ hết trong việc bố trí các nguồn lực để đạt được mục tiêu đó.
Theo thỏa thuận, 12 quốc gia sẽ cam kết cung cấp 12 tỷ USD tiền tài trợ từ năm 2021 đến năm 2025 để giúp đỡ các nước đang phát triển khôi phục tình trạng suy thoái đất đai và giải quyết nạn cháy rừng.
Năm quốc gia, bao gồm Mỹ và Anh, cùng một nhóm các tổ chức từ thiện toàn cầu hôm thứ Ba cũng cam kết cung cấp 1,7 tỷ USD để hỗ trợ người dân bản địa bảo tồn rừng và tăng cường quyền sở hữu đất đai của họ.
Các nhà bảo vệ môi trường nhận định những cộng đồng bản địa là những người bảo vệ rừng tốt nhất, thường chống lại sự xâm phạm bạo lực của lâm tặc và những kẻ chiếm đất.
Hơn 30 tổ chức tài chính với tài sản hơn 8,7 nghìn tỷ USD cho biết họ sẽ nỗ lực hết sức để loại bỏ nạn phá rừng liên quan đến chăn nuôi gia súc, sản xuất dầu cọ, đậu nành và bột giấy vào năm 2025.
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.