moitruongplus Ban ngày khai thác đá, ban đêm chở đá đi tiêu thụ. Dù là hành vi trái phép nhưng lại hiên ngang diễn ra một cách khó hiểu. Câu hỏi đặt ra, rằng chính quyền địa phương đã ở đâu trước tình trạng rút ruột tài nguyên đang diễn ra này?

Nhận được phản ánh của người dân tại khu vực ấp Võ Dõng 3 thuộc xã Gia Kiệm (huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai) đang diễn ra tình trạng khai thác đá bazan, khai thác đá hộc trái phép.


Điểm khai thác đá hộc, đá bazan trái phép tại ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm.

Ngày 17/5, tiến hành tiếp cận hiện trường, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam bắt gặp 02 máy múc cỡ lớn đang đào bới đá bazan, đá hộc tại một mảnh vườn trồng chuối nằm sát tuyến đường Lê Quý Đôn. Bãi đá luôn trong tình trạng được một lớp cửa tôn che chắn cẩn thận, phía trong 02 máy đào cỡ lớn hoạt động không ngừng nghỉ vào ban ngày. Qua quan sát, những khối đá lớn nhỏ, đủ kích thước đã được đào lên đang chất thành đống, nằm ngổn ngang trên mặt đất.

Theo người dân sinh sống quanh đây, việc khai thác đá được diễn ra gần một tháng nay. Ban ngày máy múc sẽ tiến hành đào bới, lấy đá tập kết, chờ đếm xuống lượng đá này sẽ được lựa chọn, bốc lên xe chở đi tiêu thụ.  "Ai cũng biết các đối tượng khai thác đá trái phép, tuy nhiên nếu có báo chính quyền thì chỉ được một lúc, rồi đâu lại vào đó…, thậm chí không ít người sau khi báo chính quyền xong còn bị đối tượng lạ mặt đe dọa nên không ai dám lên tiếng.” - một người dân sinh sống gần đây cho biết.


Điểm khai thác đá hộc, đá bazan trái phép tại ấp Võ Dõng 3 luôn được che chắn cẩn thận để che dấu việc khai thác.

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai được biết, theo quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của tỉnh Đồng Nai, trên địa khu vực tuyến đường Lê Quý Đôn, ấp Võ Dõng 3, xã Gia Kiệm không có vị trí nào được Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp quyền khai thác đá.

Tiếp tục ghi nhận điểm khai thác đá bazan, khai thác đá hộc trái phép này, vào khoảng 20h cùng ngày, phóng viên bắt gặp nhiều xe ben vào bãi lấy đá đi tiêu thụ. Dư luận thắc mắc, rằng số đá hộc được khai thác trái phép này sẽ đi về đâu? Chính quyền có hay biết về tình trạng khai thác và tiêu thụ đá bazan trái phép tại ấp Võ Dõng 3?


Một số lượng không nhỏ các khối đá cớ lớn trong điểm khai thác đá trái phép tại ấp Võ Dõng 3 đã được bốc đi tiêu thụ trong đêm 17/5.

Một điểm khai thác đá bazan, đá hộc có diện tích không nhỏ, lộ thiên, công khai đào bới và tiêu thụ trái phép, thế nhưng lại hiên ngang hoạt động từ ngày này qua tháng khác đang cho thấy sự coi thường pháp luật của không ít cá nhân, cùng với đó là lơ là trong công tác quản lý khoáng sản của chính quyền địa phương. 

Được biết, tài nguyên khoáng sản đá bazan thuộc diện tài nguyên không thể phục hồi, do đó, việc khai thác đá bazan, đá hộc tại xã Gia Kiệm đã khiến một lượng lớn tài nguyên khoáng sản sẽ mất đi vĩnh viễn.


Điểm khai thác đá trái phép tại ấp Võ Dõng 3 luôn rần vang tiếng máy đục, máy đào đá. Thế nhưng lại không gặp phải sự can thiệp nào từ lực lượng chức năng.

Trong khi các cơ quan chức năng chưa tìm ra được biện pháp ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, thì số tài nguyên này hằng ngày lại chảy vào túi những người làm ăn phi pháp. Còn hệ lụy từ quá trình khai thác như mất đất sản xuất, ô nhiễm môi trường,.. người dân phải gánh chịu sau cùng.

Trước sự việc nêu trên, UBND xã Gia Kiệm cần kịp thời có các biện pháp cứng rắn nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi rút ruột tài nguyên trái phép đã và đang diễn ra trên địa bàn. Bên cạnh đó, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất cần chỉ đạo kiểm tra, làm rõ trách nhiệm những cá nhân có liên quan.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfs
gregre
hkjhk
gkhkhkjhlj

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 3)

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về sự việc trên, UBND huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu lãnh đạo xã Minh Tân làm báo cáo, đồng thời Công an huyện Kiến Xương cũng vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc.

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 1)

Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc một cá nhân ở xã Minh Tân (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) được UBND huyện Kiến Xương ban hành hàng loạt quyết định cho phép chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở lâu dài.

Bình Phước: Cần xử lý hệ lụy môi trường từ nạn khai thác đá Bazan trái phép

Các địa phương như xã Đường 10 (huyện Bù Đăng), xã Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập) từ nhiều năm qua vẫn luôn là điểm nóng của tình trạng khai thác đá cây trái phép. Thế nhưng cho đến nay, tình trạng này vẫn đang tồn tại mặc cho báo chí đã nhiều lần phản ánh.

Các mỏ khoáng sản ở Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều vi phạm

Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã công bố kết luận số 666/KL-TTr về cấp phép, quản lý, và khai thác 28 mỏ đất san lấp giai đoạn 2017 - 2022.

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép trong cụm công nghiệp

Người dân bức xúc trước một "núi cát” trái phép ngay tại cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây, nhưng chính quyền địa phương không hay biết.

Thừa Thiên Huế: Thanh tra phát hiện mỏ đất khai thác khi chưa thuê đất

Thanh tra phát hiện nhiều mỏ khai thác đất làm vật liệu san lấp ở Thừa Thiên - Huế vi phạm về sản lượng, khai thác trước khi thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.