moitruongplus Mặc dù chưa hoàn thiện thủ tục thuê đất, chưa lắp đặt trạm cân camera thế nhưng mỏ đất 28D của Công ty TNHH Tân Lập nằm trên địa bàn phường Hoài Thanh Tây đã tự ý khai thác khoáng sản, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông


Công tác bảo vệ môi trường chưa đảm bảo gây nên tình trạng bụi mịt mù tại lối ra của mỏ

Thời gian gần đây, nhiều hộ dân sinh sống tại thôn 4, phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn bức xúc trước tình trạng một mỏ đất đóng trên địa bàn hoạt động khai thác, vận chuyển gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Có mặt tại hiện trường, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam ghi nhận, đoạn đường nối từ Quốc lộ 1A vào thôn 4, phường Hoài Thanh Tây, thị xã Hoài Nhơn có một lượng lớn xe tải nối đuôi nhau, thường xuyên ra vào. Đoạn đường hẹp dẫn vào thôn luôn trong tình trạng bụi bặm, các xe tải lưu thông với tốc độ cao, lấn chiếm hết phần đường, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bụi bám đầy nhà dân 2 bên đường, cửa nhà lúc nào cũng đóng kín


Nhiều hộ dân bức xúc trước tình trạng hoạt động khai thác, vận chuyển đất của đơn vị mỏ gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

Theo tìm hiểu được biết, mỏ đất trên được UBND tỉnh Bình Định cấp phép cho Công ty TNHH Tân Lập, có địa chỉ tại 245 Nguyễn Tất Thành, thị trấn Tăng Bạt Hổ, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định khai thác phục vụ thi công san lấp mặt bằng 02 khu tái định cư phục vụ dự án tuyến đường kết nối với tuyến đường ven biển (ĐT.639) trên địa bàn thị xã Hoài Nhơn do UBND thị xã Hoài Nhơn làm chủ đầu tư.

Phương pháp khai thác lộ thiên bằng phương tiện cơ giới kết hợp thủ công. Thời gian khai thác 02 năm kể từ ngày 08/4/2022. Trong giấy phép khai thác khoáng sản do UBND tỉnh Bình Định cấp có nêu, giao công ty TNHH Tân Lập trong quá trình khai thác phải thực hiện đúng đầy đủ các phương pháp, quy trình kỹ thuật, bảo đảm an toàn kỹ thuật, an toàn công trình mỏ... phải báo cáo đúng sản lượng khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Khu vực khai thác của mỏ đất 28D

Sau khi hết thời hạn khai thác vào ngày 08/4/2024, công ty TNHH Tân Lập đã được UBND tỉnh Bình Định đồng ý, cho phép gia hạn để tiếp tục khai thác khoáng sản. Thế nhưng khi các thủ tục về thuê đất vẫn chưa hoàn thiện, công ty TNHH Tân Lập đã thực hiện hoạt động khai thác đất "rầm rộ”. Không những thế, mỏ đất của đơn vị này cũng chưa được lắp đặt trạm cân, camera giám sát để cơ quan có thẩm quyền giám sát, quản lý khối lượng khoáng sản.

Điều đáng nói, hoạt động khai thác trên từ mỏ đất 28D của Công ty TNHH Tân Lập đã gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông khiến người dân vô cùng bức xúc.

Để ghi nhận và xác minh thông tin của người dân, PV đã đến mỏ đất này để tìm hiểu, theo ghi nhận thực tế, ngay tại cổng vào mỏ, hàng chục chiếc xe ben nối đuôi nhau chạy tấp nập ra vào khu mỏ trên để lấy đất. Với tần suất cao như vậy, việc con đường nối từ mỏ đất ra tuyến đường xã luôn mù mịt khói bụi, đất đai rơi vãi, tiếng còi xe ben hú hét.

Chưa dừng lại ở đó, tại phạm vi khai thác mỏ, đơn vị khai thác đã không lắp trạm cân, không lắp camera theo dõi. Không thực hiện lắp đặt hệ thống phun tưới nước giảm thiểu bụi kéo theo do quá trình vận chuyển đất gây nên.

Từ ghi nhận trên, chúng tôi đã liên hệ và trao đổi với đại diện của Công ty TNHH Tân Lập, đại diện Công ty Tân Lập cũng thừa nhận việc chưa lắp đặt trạm cân camera, đơn vị cũng cho biết sẽ triển khai trong thời gian tới. Việc gia hạn cấp phép đã có, còn thủ tục thuê đất đang trình và chờ ra Quyết định. lý giải việc bụi băm thì do quá trình xe chạy nhiều tưới nước tí lại khô ngay. 


Toàn cảnh khu vực khai thác cấp mỏ từ năm 2022 nhưng đến nay đơn vị vẫn chưa lắp trạm cân và camera theo quy định.

PV đã liên hệ với ông Trần Đinh, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường thị xã Hoài Nhơn. Qua trao đổi, ông Đinh cho biết, bản thân ông mới được giao nhiệm vụ, nên chưa nắm rõ chi tiết công việc, bao gồm cả hoạt động khai thác khoáng sản đang diễn ra như phóng viên thông tin. Ông Đinh cho biết thêm, theo như báo cáo, mỏ đất ở Hoài Thanh Tây đang trong quá trình hoàn tất thủ tục để khai thác.


Đất rơi vãi bụi bặm đầy đường 

Trao đổi với PV, ông Lê Văn Nam, Chủ tịch UBND phường Hoài Thanh Tây cho hay: Đơn vị khai thác mỏ đất trên đã được chấp thuận chủ trương bởi tỉnh, để phục vụ cho mục đích xây dựng tuyến đường. Tuy nhiên, ông Nam thừa nhận rằng hiện tại địa phương vẫn chưa được cung cấp hồ sơ, giấy tờ và cũng chưa có cuộc trao đổi nào với doanh nghiệp khai thác từ trước đến nay.

Mới đây, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Tuấn Thanh đã có những chỉ đạo đồng bộ về tăng cường hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó, UBND cấp huyện, thị xã sẽ chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tìnht trạng khai thác khoáng sản trái phép.

Ông Nguyễn Tuấn Thanh đề nghị các huyện, thị xã, thành phố, phân công cán bộ theo dõi giám sát thường xuyên theo dõi lắp đặt trạm cân, camera giám sát, được kết nối từ khu vực khai thác của các doanh nghiệp trên địa bàn, để kịp thời phát hiện, và có biện pháp ngăn chặn từ xa, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, đối với các trường hợp khai thác không đúng quy định, khẩn trương thành lập tổ kiểm giám sát hoạt động khoang sản trên địa bàn. UBND các cấp thành lập tổ kiểm tra do đồng chí chủ tịch huyện, thị xã, thành phố làm tổ trưởng.

Việc khai thác đất trái phép diễn ra trong thời gian dài tại phường Hoài Thanh Tây, nhưng cơ quan chức năng lại chưa có sự kiểm tra, xử lý kịp thời, gây bức xúc trong nhân dân. Đề nghị các cơ quan chức năng tỉnh Bình Định cần kiểm tra, xác minh và có biện những pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời tình trạng khai thác đất trái phép nêu trên. 

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fsfs
gregre
hkjhk
gkhkhkjhlj

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 3)

Ngay sau phản ánh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về sự việc trên, UBND huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình đã yêu cầu lãnh đạo xã Minh Tân làm báo cáo, đồng thời Công an huyện Kiến Xương cũng vào cuộc xác minh, làm rõ sự việc.

Thái Bình: Vì sao một cá nhân được chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở? (Bài 1)

Thời gian qua, dư luận xôn xao về việc một cá nhân ở xã Minh Tân (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) được UBND huyện Kiến Xương ban hành hàng loạt quyết định cho phép chuyển đổi hàng nghìn m2 đất nông nghiệp sang đất ở lâu dài.

Bình Phước: Cần xử lý hệ lụy môi trường từ nạn khai thác đá Bazan trái phép

Các địa phương như xã Đường 10 (huyện Bù Đăng), xã Đắk Ơ (huyện Bù Gia Mập) từ nhiều năm qua vẫn luôn là điểm nóng của tình trạng khai thác đá cây trái phép. Thế nhưng cho đến nay, tình trạng này vẫn đang tồn tại mặc cho báo chí đã nhiều lần phản ánh.

Các mỏ khoáng sản ở Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều vi phạm

Thanh tra tỉnh Thừa Thiên - Huế đã công bố kết luận số 666/KL-TTr về cấp phép, quản lý, và khai thác 28 mỏ đất san lấp giai đoạn 2017 - 2022.

Quảng Ngãi: Bãi chứa cát trái phép trong cụm công nghiệp

Người dân bức xúc trước một "núi cát” trái phép ngay tại cụm công nghiệp Tịnh Ấn Tây, nhưng chính quyền địa phương không hay biết.

Thừa Thiên Huế: Thanh tra phát hiện mỏ đất khai thác khi chưa thuê đất

Thanh tra phát hiện nhiều mỏ khai thác đất làm vật liệu san lấp ở Thừa Thiên - Huế vi phạm về sản lượng, khai thác trước khi thuê đất và chuyển đổi mục đích sử dụng rừng.