moitruongplus Gần đây, nhiều hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn huyện Chư Prông diễn ra rầm rộ như "trẩy hội”. Vô số loại đất, đất sét, cát, đá bị đào phá, bơm hút đưa đi tiêu thụ nhưng không cơ quan nào kiểm tra, xử lý?
Tại khu đất rộng thuộc làng Piơr 1, cách UBND xã Ia Piơr 1,2km có điểm khai thác cát xây dựng đã hoạt động nhiều năm. Theo quan sát, vị trí đang khai thác dù cách xa lòng suối nhưng hoạt động bơm hút cát vẫn diễn ra.
Để có cát, những người tại đây đã đào đồi đất pha cát tại khu vực đất sản xuất của gia đình, sau đó tạo hố sâu chứa đầy nước rồi tiếp tục đẩy đất pha cát xuống hồ để rửa trôi tạp chất. Bằng thiết bị bơm đẩy, lượng cát sạch được đẩy lên bờ chờ đưa đi tiêu thụ.
Thiết bị bơm hút và khối cát to được ghi nhận 6/11 tại xã Ia Piơr.
Tại thời điểm ghi nhận ngày 6/11, có khoảng 80m3 được rửa, bơm tập kết chờ bán đến các công trình xây dựng trên địa bàn xã.
Hoạt động khai thác cát với thiết bị hút và đẩy cát lên xe ô tô tải đậu trên bờ.
Di chuyển về hướng xã Ia Lâu, đến khu vực làng Đút, cách UBND xã khoảng 4km, trong phạm vi khoảng 2km có vô số các hoạt động khai thác khoáng sản như bơm cát từ lòng suối lên bờ từ thiết bị bơm đẩy lên xe tải chờ sẵn do 2 người phụ trách ở mỗi đầu; cạnh đó tại khu vực ruộng lúa đã không còn trồng cấy là hoạt động đào đất sét để làm gạch xây dựng.
Nơi này có nhiều hố to, toàn bộ khu đất ruộng rộng cả vài hecta đã bị đào xới nham nhỡ. Cũng trong phạm vi này, có nhiều các loại xe ô tô tải lớn nhỏ thường xuyên vào đồi đất cách nơi khai thác cát không xa để nhận đất và chở đến các điểm đang làm đường giao thông trên địa bàn xã để san lấp mặt bằng làm đường, làm nền nhà...
Nhộn nhịp hoạt động khai thác đất, cát tại xã Ia Lâu.
Với vô số các hoạt động đào đất, bơm cát là vậy nhưng không thấy bóng dáng của cán bộ cán bộ địa chính của xã cũng như lãnh đạo UBND xã Ia Lâu để kiểm tra, xử lý.
Cũng trên địa bàn xã Ia Lâu, tại khu vực suối cách hội trường thôn Đồng Tiến khoảng 600m, có 1 vị trí khai thác cát lòng suối trong thời gian dài. Nơi khai thác cách mặt đường chính khoảng 500m với một số thiết bị bơm hút đang để tại lòng suối. Cũng tại khu vực này trước đó người dân đã báo UBND xã để kiểm tra, xử lý nhưng chuyện đâu lại vào đấy.
Cát sau khai thác trái phép được tập kết ở nhiều nơi trên địa bàn xã Ia Lâu.
Theo người dân sống trong khu vực, việc khai thác cát không có quy hoạch và không được cấp phép tại lòng suối đã diễn ra trong thời gian dài, các thiết bị máy đào, máy bơm lúc nào cũng thường trực tại bờ suối.
Việc bơm hút cát lậu được thông tin đến Huyện nhưng không ai xử lý để hoạt động bơm, hút cát trái phép diễn ra nhiều năm gây sạt lở bờ suối, ảnh hưởng đến diện tích trồng trọt của bà con.
Nhiều khu đất sản xuất bị tàn phá bởi nạn khai thác đất sét làm gạch trong suốt thời gian dài tại xã Ia Lâu.
Theo ghi nhận của PV, những hoạt động khai thác đất sét từ nhiều khu vực ruộng lúa trên địa bàn xã Ia Lâu và Ia Piơr phần lớn được tập kết về khu phía sau nhà máy gạch tuy nen Lộc Hậu (cách UBND xã Ia Lâu khoảng 1,4km). Ngoài ra, hoạt động sản xuất của nhà máy gạch này không được chính quyền cấp phép hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.
Đất sét sau khi bị đào phá tại các ruộng lúa được tập kết về các lò gạch trên địa bàn xã Ia Lâu để sản xuất gạch nung.
Chưa dừng lại ở các hoạt động khai thác khoáng sản trên tại xã Ia Lâu, Ia Piơr đã và đang từng ngày phá hoại môi trường, gây thất thoát tài nguyên khoáng sản của địa phương. Thì tại khu vực xã Ia Boòng thường xuyên diễn ra hoạt động khai thác đất dùng vào việc san lấp nền, móng nhà và khai thác, vận chuyển đá xây dựng có quy mô lớn.
Vị trí thường xuyên khai thác đất, đá tại xã Ia Boòng nhưng chính quyền không xử lý dứt điểm?
Toàn bộ cách hoạt động khai thác đất, đá đều diễn ra tại khu vực đường di chuyển, có vị trí hoạt động công khai chở đất, đá trái phép ngang qua cổng trụ ở UBND xã Ia Boòng nhưng không có sự quyết liệt trong xử lý từ phía chính quyền địa phương.
Tại xã Bình Giáo huyện Chư Prông, lợi dụng việc thi công quốc lộ 19 qua xã có nhiều khối đá granit được khoan tách cho việc mở đường, có nhiều người đã tập trung dùng máy khoan, máy đào di chuyển nhiều khối đá để khoan tách làm đá xây dựng trái phép. UBND huyện và chính quyền xã Bình Giáo đã nắm thông tin, xử lý nhưng tình trạng này vẫn diễn ra tại nhiều vị trí.
Các khối đá được khoan tách tại xã xã Bình Giáo, huyện Chư Prông.
Theo quan sát của PV, không chỉ tận dụng những khối đá từ công trình mở rộng đường quốc lộ 19, họ còn dùng máy đào khoét sâu vào đồi đất để hất tung nhiều khối đá lớn để tiếp tục khoan tách làm đá xây dựng đưa đi tiêu thụ.
Để xác nhận về tình trạng khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện được kiểm tra, xử lý như thế nào trong thời gian qua, PV có liên hệ với lãnh đạo UBND huyện, Phòng Tài nguyên Môi trường, UBND xã Ia Piơr nhưng không có phản hồi.
Hoạt động khai thác, vận chuyển đất san lấp nền trên địa bàn xã Ia Boòng huyện Chư Prông. Phương tiện chở đất BKS 77H-4387 không có tem đăng kiểm theo quy định.
Về phía xã Ia Lâu, ông Lê Thành Công – Chủ tịch UBND xã cho biết: Trên địa bàn không có mỏ khoáng sản nào được cấp phép khai thác. Xã sẽ chỉ đạo kiểm tra và xử lý.
Để chấn chỉnh tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tràn lan, làm phá vỡ quy hoạch, hư hỏng hạ tầng giao thông, thất thoát tài sản Nhà nước… UBND tỉnh Gia Lai, Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên chỉ đạo, quyết liệt xử lý… nhưng ở cơ sở thì đâu lại vào đấy.
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.