moitruongplus Thời gian gầy đây, dư luận phản ánh, có một số người dân ngang nhiên dựng các trụ bê tông, rào dây kẽm gai, làm nhà nhằm mục đích lấn chiếm đất do địa phương quản lý tại khu vực thôn 4, xã Đắk Buk So, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.
Theo tìm hiểu của PV Môi trường và Đô thị Việt Nam được biết, Công an xã Đắk BukSo đã tiến hành xác minh làm rõ và có báo cáo xác định: " Thời điểm năm 1991, hộ gia đình ông Nguyễn Văn Khá khai phá diện tích đất nêu trên để canh tác, sử dụng.
Tuy nhiên, ngày 15/04/1993, Đại đội bộ binh 3 (C3) đã tiến hành lập biên bản vi phạm đất quốc phòng đối với ông Nguyễn Văn Khả. Bản thân ông Khá đã nhận thức được đây là khu vực đất quốc phòng nên đã chấp hành và không xâm chiếm về sau. Tuy nhiên, đến năm 2014, vì lợi ích cá nhân nên ông Khá dù biết là đất quốc phòng nhưng đã cùng vợ là Nguyễn Thị Tươi sang nhượng toàn bộ diện tích đất nêu trên cho ông Phạm Hồng Thịnh với giá trị 100.000.000₫ (một trăm triệu đồng).
UBND xã Đắk BukSo yêu cầu hộ dân di dời tài sản, nhà cửa ra khỏi khu vực đất do địa phương quản lý
Đối với ông Phạm Hồng Thịnh, bản thân cũng biết được đây là nguồn gốc đất quốc phòng (lý do có biết được biên bản vi phạm đất quốc phòng do C3 lập ngày 15/04/1993 đối với ông Khá và đã cung cấp cho UBND xã) nhưng vì mục đích muốn chiếm hữu diện tích đất nêu trên nên đã thực hiện việc san ủi, cải tạo đất và ủy quyền cho cá nhân khác chôn cọc sắt, rào lưới B40 và dựng nhà trái phép trên đất nhằm mục đích xâm chiếm đất trái quy định ”.
Ngày 6/10, ông Ngô Văn Thương, Chủ tịch UBND xã Đắk BukSo thừa nhận với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, thông tin phản ánh của người dân ở trên là có thật.
Khu đất công tại thôn 4, xã Đắk Buk So bị dựng trụ bê tông, dây kẽm gai để lấn chiếm
"Trường hợp dựng các trụ bê tông, rào dây kẽm gai lấn chiếm đất do địa phương quản lý là ông Phạm Hồng Thịnh. Hiện nay, ông Thịnh còn ủy quyền cho một số người khác đến đây tiếp tục dựng trụ bê tông, dây kẽm gai. Còn việc mua bán của ông Thịnh có viết giấy tay không có giá trị pháp lý. Về nguồn gốc khu vực đất trên là 1 phần của Sân bay Bù Boong ( đất quốc phòng), 1 phần là do địa phương quản lý. Ông Khá không thể lấy phần đất quốc phòng đem bán cho ông Thịnh trước thời điểm tỉnh thu hồi giao về cho địa phương quản lý được. Vì vậy, UBND xã đã lập biên đối với trường hợp này và ra thông báo cho hộ gia đình ông Phạm Hồng Thịnh tự tháo dỡ, di dời toàn bộ nhà cửa, cây cối, vật kiến trúc ra khỏi đất địa phương quản lý trước ngày 15/10/2023, nếu không thực hiện, xã sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và cả các trường hợp khác nữa ”- ông Thương nói.
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.