moitruongplus Thời gian gần đây, trên địa bàn khu 2 xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thuỷ xảy ra tình trạng lợi dụng việc san gạt, hạ cốt nền để khai thác, vận chuyển tài nguyên đất đi tiêu thụ trái phép gây thất thoát tài nguyên, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Theo thông tin phản ánh của người dân xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, hoạt động san gạt, hạ cốt nền để khai thác tài nguyên đất diễn ra trên địa bàn xã nhiều tháng nay gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Đáng nói, hoạt động khai thác này đã vượt quá phạm vi được cấp phép.
Tiếp nhận thông tin phản ánh, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại hiện trường và ghi nhận thực tế sự việc. Theo ghi nhận, tại khu 2, xã Thạch Đồng đang diễn ra hoạt động khai thác, vận chuyển đất rầm rộ, những chiếc máy múc cỡ lớn hoạt động hết công suất, hàng loạt xe tải nối đuôi nhau vào lấy đất, sau đó nhanh chóng vận chuyển ra khỏi khu vực khai thác đi tiêu thụ.
Hoạt động này đã ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân sống quanh khu vực do xe chở đất không được che chắn khiến đất vương vãi ra đường, ngày mưa thì đường lầy lội, ngày nắng thì bụi bặm.
Con đường vào khu 2, xã Thạch Đồng đang thực hiện khai thác
Bà N.T – người dân địa phương cho biết: Gia đình chúng tôi sống ngay cạnh điểm khai thác đất này nên nhà lúc nào cũng trong tình trạng bụi mù mịt, ngày quét nhà, lau nhà đến vài lần mà vẫn bẩn. Người dân sống xung quanh đây vừa bị ô nhiễm tiếng ồn do máy móc khai thác, vừa bị ô nhiễm môi trường do bụi bẩn. Người dân thường như chúng tôi chẳng biết kêu ai, đơn vị khai thác thì cứ nói sắp xong rồi nhưng tôi thấy kéo dài từ tháng 3 đến nay vẫn chưa xong.
Một số người dân địa phương cho biết, việc khai thác đất ở đây như một đại công trường. Trên giấy phép họ chỉ được khai thác 2 hộ, nhưng thực tế họ đang khai thác của nhiều hộ khác và địa giới khai thác vượt mức cho phép. Trước đây, quả đồi này to và xanh màu cây rừng, nhưng đến nay đã biến thành một bãi đất đồi đỏ quạch, nham nhở chỗ cao, chỗ thấp rộng đến cả vài héc-ta, gây thất thoát tài nguyên, kéo theo hệ luỵ về môi trường.
Trong quá trình ghi nhận thực tế, PV đã bám theo một số xe tải mang biển tên Anh Thư và được biết xe chở đất từ khu 2 xã Thạch Đồng không chở đi phục vụ các công trình trên địa bàn, mà chạy qua cầu Trung Hà chở đất sang địa phận thành phố Hà Nội để tiêu thụ.
Đoạn đường mà đoàn xe tải chở đất đi qua, trời nắng thì bụi mù, trời mưa thì bết dính.
Để rộng đường dư luận, PV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Xuân Tuấn - Chủ tịch UBND xã Thạch Đồng, và được vị này cho biết: Địa phương có 3 hộ gia đình xin hạ cốt nền là hộ bà Nguyễn Thị Tâm, bà Nguyễn Thị Phương ở khu 2 và hộ ông Nguyễn Trung Thành ở khu 1. Các hộ này có nguyện vọng cải tạo để trồng cây, họ đã có đơn đề nghị làm hồ sơ gửi cho UBND huyện và được huyện chấp thuận cho phép hạ cốt cải tạo. Đến nay, hộ gia đình nhà bà Tâm đã hết hạn, chỉ còn 2 hộ là vẫn còn hạn khai thác. Đơn vị thi công và vận chuyển đất dư thừa là ông Nguyễn Tuấn Anh, địa chỉ khu 1, xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Về vấn đề người dân phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường do bụi bẩn, vị Chủ tịch xã Thạch Đồng đã thừa nhận, đúng là có bụi, đơn vị cũng chịu khó tưới nước nhưng cứ tưới xong tầm 1 tiếng sau là đã khô rồi. Gần đây tôi cũng đã trao đổi với anh Tuấn Anh cho chở mấy xe đá về để rải vào phần nền đất bên trong đường nhựa chỗ lối ra để đỡ mang đất ra ngoài, nhưng đến nay không biết đã làm chưa.
Khu vực khai thác đất tại khu 2 xã Thạch Đồng đang diễn ra rầm rộ.
Khi PV đề nghị được tiếp cận hồ sơ cấp phép san gạt, hạ cốt đối với các hộ trên thì người đứng đầu xã Thạch Đồng chỉ cung cấp được văn bản số 278/ UBND-TNMT ngày 06/03/2023 và văn bản số 1023/ UBND-TNMT ngày 26/06/2023 của UBND huyện Thanh Thủy về việc chấp thuận hoạt động vận chuyển đất dư thừa trong quá trình thực hiện Phương án cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp của hộ bà Nguyễn Thị Phương tại khu 2, và ông Nguyễn Trung Thành tại khu 1 xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thuỷ. Còn về biên bản bàn giao mốc giới, cam kết bảo vệ môi trường,… thì ông Tuấn "né” không cung cấp cho PV.
Trao đổi vấn đề về phần đất dư thừa sau khi khai thác được quản lý, sử dụng như nào, tiêu thụ ở đâu thì vị này cho biết: Bên đơn vị khai thác có hợp đồng với Khu công nghiệp Trung Hà, cái đó họ trình với UBND huyện Thanh Thuỷ chứ họ không trình với xã. Còn khi ra khỏi địa bàn mình cũng không nắm rõ được người ta chở đi đâu.
Cả một khu vực rộng hàng héc-ta đã bị khai thác nham nhở
Trong một diễn biến khác, qua tìm hiểu được biết, để phục vụ nhu cầu sản xuất, UBND huyện Thanh Thuỷ đã chấp thuận cho một số hộ dân được phép cải tạo, san gạt mặt bằng, hạ cốt nền phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế. Số đất dư thừa sẽ được vận chuyển phục vụ cho việc san lấp mặt bằng tại Khu công nghiệp Trung Hà.
Tuy nhiên, theo như người dân xã Thạch Đồng phản ánh, lợi dụng danh nghĩa hạ cốt nền, đơn vị khai thác có dấu hiệu khai thác vượt quá mốc giới cho phép, có những chỗ khai thác tạo thành hố rất sâu, gây nguy cơ thất thoát tài nguyên.
Hơn thế nữa, hiện nay một số hộ dân tại khu 1 xã Thạch Đồng đang được doanh nghiệp vận động bán đất cho mình để tiếp tục mở rộng diện khai thác đất. Điều này càng khiến cho những người dân sống xung quanh vô cùng lo lắng, bức xúc.
Hình ảnh xe tải chở đất đi tiêu thụ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Ảnh cắt từ clip
Từ sự việc trên dư luận cho rằng, công tác quản lý, giám sát tài nguyên của địa phương còn chưa tốt, cho nên rất dễ để cho một số cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng việc san gạt, hạ cốt nền để khai thác tài nguyên đất vận chuyển ra ngoài tiêu thụ để thu lợi bất chính.
Những năm gần đây, hệ lụy từ việc chặt phá rừng, khai thác tài nguyên đất, rừng trái phép, đặc biệt việc người dân, doanh nghiệp tự ý san gạt, hạ cốt nền do chính quyền buông lỏng quản lý đã gây ra hàng loạt các vụ sạt lở đất, đá nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản rất lớn cho xã hội. Để tránh thất thoát tài nguyên, khai thác bừa bãi ảnh hưởng đến kết cấu đất trên địa bàn huyện Thanh Thuỷ nói chung và trên xã Thạch Đồng nói riêng, kính đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, chính quyền huyện Thanh Thuỷ và các cơ quan chức năng có thẩm quyền liên quan sớm cần kiểm tra, xử lý nghiêm tình trạng trên. Đồng thời làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức liên quan khi để tình trạng khai thác bừa bãi kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân (nếu có)./.
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.