moitruongplus Thời gian vừa qua người dân thôn Chằm, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên có phản ánh đến Môi trường và Đô thị Việt Nam về việc gia đình ông Nguyễn Công Kiểm lợi dụng việc cải tạo, nạo vét ao nuôi trồng thủy sản để vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản trái phép.


Theo ông T, người dân xã Thượng Lan: Trong quá trình nạo vét ao nuôi trồng thủy sản, gia đình ông Nguyễn Công Kiểm có phát hiện ra mỏ đất (nghi là đất sét trắng quý hiếm). Gia đình ông Kiểm cùng một đơn vị nữa đã khai thác, vận chuyển đất đến bãi tập kết tại khu vực gần cầu Lái Nghiên, sau đó chở đến chợ gốm Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội).


"Không những vậy, tại khu vực này vào tối ngày 07/5/2023 đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 01 người tử vong, nhưng không hiểu vì sao mỏ đất này vẫn được hoạt động”, ông T cho biết thêm.


Được biết, ngày 04/7/2023 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang có công văn số 2560/TNMT-TNKS báo cáo kết quả xác minh thông tin dư luận, xã hội phản ánh việc khai thác, vận chuyển khi thực hiện cải tạo, nạo vét ao nuôi trồng thủy sản của hộ ông Nguyễn Công Kiểm.


Trong văn bản nêu rõ, thực hiện công văn số 3501/UBND-KTN ngày 26/6/2026 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh khai thác, vận chuyển đất sét trắng khi cải tạo, nạo vét ao nuôi trồng thủy sản tại xã Thượng Lan, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. 


Ngày 30/6/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang phối hợp với Phòng An ninh kinh tế - Công an tỉnh Bắc Giang, Công an huyện Việt Yên, UBND huyện Việt Yên, UBND xã Thượng Lan, thôn Chằm tổ chức buổi làm việc kiểm tra hiện trạng và xác minh làm rõ nội dung phản ánh nêu trên. 


Sau khi xem xét nội dung thông tin dư luận, xã hội phản ánh và qua ý kiến trao đổi của các đại biểu dự hội nghị, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang báo cáo như sau: Ngày 12/4/2023, UBND tỉnh Bắc Giang có cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong Dự án (tại Quyết định số 375/QĐ-UBND) cho Công ty TNHH Hưng Vượng Phát Bắc Giang, với diện tích khai thác: 4.718m²; trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác: 6.535m³ đất (trong đó: 1.824m³ đất sử dụng đắp tại chỗ, 4.711m³ đất vận chuyển đi làm nguyên liệu sản xuất gạch tại Nhà máy gạch Thượng Lan của Công ty Cổ phần Bảo Long Bắc Ninh); thời hạn khai thác: 03 tháng, kể từ ngày ký Giấy phép, đến ngày 12/7/2023 hết hạn.


Công ty TNHH Hưng Vượng Phát Bắc Giang đã nộp lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản tại Sở Tài nguyên và Môi trường với số tiền là 15 triệu đồng; đã kê khai, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường tại Chi cục Thuế khu vực Việt Yên - Hiệp Hòa đối với 6.535m³ đất đắp tại dự án và vận chuyển đi với tổng số tiền là 79.076.000 đồng. 


Công ty đã kê khai, nộp đủ thuế tài nguyên đối với khối lượng 4.711m³ đất khai thác, vận chuyển đi làm nguyên liệu sản xuất gạch với số tiền là 45.579.000 đồng. Nộp phí bảo vệ môi trường (đối với 1.824m³ đất san lấp tại chỗ và 4.711m³ đất vận chuyển đi làm nguyên liệu sản xuất gạch), với tổng số tiền là 16.428.000 đồng. Tuy nhiên, chưa thực hiện nộp hồ sơ miễn thuế tài nguyên đối với 1.824m³ đất khai thác trong diện tích sử dụng để san lấp tại chỗ cho cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Điều 80, Điều 81 Luật Quản lý thuế.


Mặt khác, theo Công ty TNHH Hưng Vượng Phát Bắc Giang báo cáo thì trong quá trình thi công dự án có một số cá nhân đến liên hệ mua đất và có đề nghị được lấy một số xe đất đi phân tích mẫu, nhưng không có đơn vị nào quay lại ký hợp đồng mua đất. Qua đó, toàn bộ đất khai thác được Công ty vận chuyển vào Nhà máy gạch Thượng Lan (địa chỉ: thôn Bói, xã Thượng Lan, huyện Việt Yên) theo đúng quy định của giấy phép; Ngày 26/6/2023, công ty đã hoàn thành dự án trước thời hạn của giấy phép.


Bên cạnh đó, tại buổi làm việc ngày 30/6/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường đã trao đổi, xác minh làm rõ. Đồng thời khẳng định, trong lúc thực hiện cải tạo, nạo vét ao nuôi trồng thủy sản của hộ ông Nguyễn Công Kiểm đã xảy ra tai nạn chết người, nạn nhân là anh Nguyễn M.C (sinh năm 1978, quê ở Hải Phòng) có đến liên hệ xin mua đất và đề nghị được lấy mẫu đem đi kiểm tra và Công ty đã đồng ý.


Ở chiều hướng ngược lại, người dân xã Thượng Lan khẳng định việc Công ty TNHH Hưng Vượng Phát Bắc Giang cho rằng toàn bộ đất (nghi là đất sét trắng quý hiếm) được Công ty vận chuyển vào Nhà máy gạch Thượng Lan là không đúng, mà toàn bộ khối lượng đất tại đây được chở về chợ gốm Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) để tiêu thụ.


Để làm rõ những nội dung trên, trong nhiều ngày PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại mỏ đất của gia đình ông Nguyễn Công Kiểm, "Bí mật” theo chân đoàn xe này và ghi nhận, toàn bộ số lượng đất khai thác được vận chuyển về bãi tập kết tại khu vực gần cầu Lái Nghiên. Sau đó, từ 21 giờ đêm đến gần sáng, đoàn xe này, nối đuôi nhau chở đất đến chợ gốm Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) để tiêu thụ. 


Trao đổi nội dung này với ông Dương Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Thượng Lan, ông Nam khẳng định: "Theo quy định thì việc vận chuyển đất trong quá trình nạo vét ao nuôi trồng thủy sản của hộ ông Nguyễn Công Kiểm sẽ được chở đến Nhà máy gạch Thượng Lan. Bởi theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Giang thì các thành phần, hàm lượng đất ở đó nằm trong giới hạn cho phép sản xuất gạch nung, chứ không phải đất sét trắng quý hiếm như người dân phản ánh. Còn nếu đơn vị này chở đất đến chợ gốm Kim Lan (Gia Lâm, Hà Nội) thì họ đã vận chuyển không đúng theo quy định”.


Từ những nội dung trên, người dân xã Thượng Lan đặt ra câu hỏi, việc vận chuyển đất (nghi là đất sét trắng quý hiếm) ra khỏi địa bàn tỉnh Bắc Giang như vậy là đúng hay sai? Các thành phần trong đất (tại khu vực nạo vét ao nuôi trồng thủy sản của hộ ông Nguyễn Công Kiểm) chỉ nằm trong hàm lượng giới hạn cho phép sản xuất gạch nung như vậy liệu có chính xác hay không? 


Hơn nữa, hộ ông Nguyễn Công Kiểm tiếp tục được khai thác đất khi mới xảy ra tai nạn chết người như vậy liệu có đúng với quy định của pháp luật?


Môi trường và Đô thị Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.