Thừa Thiên Huế: Bụi bủa vây, đường bị băm nát do hoạt động khai thác và trung chuyển vật liệu
Thứ ba, 11/4/2023 | 1:12:47 Chiều
moitruongplusTuyến đường tỉnh lộ 16 có chiều dài hơn 20km nối từ QL 1A đến QL 49 đi qua các phường, xã: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Bình, Bình Điền (TX Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) đang bị băm nát bởi các đoàn xe tải trọng lớn chở vật liệu.
Tài nguyên khoáng sản là tài sản của Quốc Gia, không tái tạo, là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế đất nước, việc khai thác phải đảm bảo hiệu quả trên nguyên tắc bảo vệ, hoàn nguyên môi trường.
Tuy nhiên hiện nay không ít các đơn vị khai thác khoáng sản đã cố tình vi phạm, khai thác tràn lan không theo kế hoạch được phê duyệt, hoạt động vận chuyển vật liệu gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, hạ tầng đường sá bị xuống cấp gây nên nhiều hệ luỵ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường dân sinh
Làm thế nào để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường và hạ tầng giao thông từ hoạt động khai thác, vận chuyển khoáng sản? Từ những vấn đề đó phóng viên Môi trường và Đô thị Việt Nam đã ghi nhận công tác thực tiễn hoạt động khai thác, vận chuyển tài nguyên khoáng sản quanh tuyến đường tỉnh lộ 16 nối trung tâm thị xã Hương Trà và thị trấn Bình Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Từ đó có tổng thể nghiên cứu đánh giá phương án phù hợp với thực tiễn.
Tuyến đường tỉnh lộ 16 có chiều dài hơn 20km nối từ QL 1A đến QL 49 đi qua các phường, xã: Tứ Hạ, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Bình, Bình Điền (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên- Huế) đang bị băm nát bởi các đoàn xe tải trọng lớn đang hàng ngày chở vật liệu từ các mỏ khai thác khoáng sản đến nơi tiêu thụ, nhiều năm nay tuyến đường này luôn trong tình trạng hư hỏng nặng.
Mặt đường gồ ghề lồi lõm do hoạt động vận tải, trung chuyển khoáng sản từ các xe vận tải siêu trường siêu trọng gây ra, nhiều đất đá rơi vãi, ngày nắng thì bụi, mưa thì lầy lội, bụi phủ trắng cây cối và nhà cửa hai bên đường, việc di chuyển của người dân và phương tiện gặp rất nhiều khó khăn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người và phương tiện khi di chuyển trên đó.
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.