moitruongplus Trong nhiều năm gần đây trên địa bàn xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tình trạng phá rừng lấy gỗ đang rất phức tạp. Điều đáng nói ở đây hiện rừng đã phá chỉ còn đồi trọc và gốc cây trơ trọi thì bây giờ cơ quan chức năng mới vào cuộc xử lý.

Thời gian gần đây, Môi trường và Đô thị Việt Nam nhận được phản ánh về tình trạng phá rừng lấy gỗ trên địa bàn huyện Mai Sơn đang diễn ra rất phức tạp và có dấu hiệu không dừng lại. Để có thông tin sát thực nhất, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có mặt tại bản Xum, xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn để nắm bắt tình hình.

Trong vai người đi mua cây cà phê PV được người dân chỉ đường dẫn đến đồi nhỏ để bắt đầu đi sâu vào khu vực rừng đang bị tàn phá. Sau gần 1 tiếng đồng hồ men theo đường mòn được người dân mở ra để vào rừng thì bắt đầu xuất hiện tình trạng rừng bị tàn phá.


Lối mòn được người dân mở ra để vào rừng

Để nắm được tình trạng phá rừng chúng tôi bắt đầu chia nhau ra để thị sát. Tại đây, có 3 quả đồi và cây cối ở đây đã bị đốn hạ chỉ còn lại gốc và cảnh đốt lá cây đen sì cả mấy quả đồi.

Tiếp tục đi sâu vào giữa khu rừng thì tình trạng chặt phá rừng càng nhiều. Nhìn tổng quát cả khu rừng thì hầu như chỉ có một vài cây sót lại. Tuy nhiên, những cây còn sót lại cũng đã được chặt đánh dấu. Theo người dân ở đây những cây còn lại đã được đánh dấu là để người khác biết đã có chủ nhân khỏi ai chặn mất "phần” của mình.


Cảnh tượng đốt rừng lộ rõ ngay gần lối lên rừng. 

Với khoảng 3 tiếng đồng hồ thâm nhập vào đây thì cảnh tượng những gốc cây đường kính lớn hai người ôm cũng bị "lâm tặc” đốn hạ trước đó chưa lâu. Gỗ đã bị các đối tượng cắt xẻ đưa ra khỏi rừng. Ngoài ra, một số khúc gỗ đã được cắt thành khúc ra để chuẩn bị di chuyển ra khỏi rừng. Theo qua sát thì cũng phải hàng chục gốc cây to bằng 2 người ôm đã bị đốn hạ lấy gỗ ra khỏi rừng. Còn lại thì đã bị chặt phá chỉ còn lại gốc to nhỏ.

Ngược lại ngã ba đường con đường mòn đi lên khu rừng chúng tôi di chuyển qua nhánh rẽ bên trái. Theo dấu vết đường người dân mở lên để lấy gỗ khu vực rừng thứ hai tiếp tục bị xâm hại. Tại đây, nhiều cây gỗ lớn cũng vừa bị "lâm tặc” đốn hạ, cảnh tượng đốt lá cây để trồng cây cà phê đang lộ nguyên ở cả khu rừng. Nhìn những lối mòn khác, có thể thấy việc rừng còn bị xâm hại ở những khu vực lân cận...


Một trong những cây đã bị đốn hạ chỉ còn lại gốc trơ trọi ở khu rừng này. 

Như vậy, sau một buổi chiều phóng viên có mặt trong rừng thì chứng cứ cảnh phá rừng ở khu vực này đã có đầy đủ. Khi trời gần nhá nhem tối PV đã liên hệ với anh Tòng Văn Nhất, trưởng bản Xum để nắm bắt thông tin. Theo anh Nhất cho hay: "Tình trạng phá rừng ở đây đã diễn ra từ lâu. Chúng tôi cũng rất quyết liệt và báo cáo liên tục lên cơ quan cấp trên nhưng vẫn không ngăn cấm được. Tôi là người ở bản nên mỗi lần nhắc nhở thì họ dọa nạt, họ còn dọa không cho chặt thì chúng tôi vào vườn cưa cây của nhà tôi….”.

Cũng theo anh Nhất thì rừng bị tàn phá là rừng sản xuất, diện tích bị phá gần 10 hecta. Và, tình trạng này diễn ra từ năm 2019.




Những khúc gỗ đã bị cưa hạ xuống chưa kịp di chuyển ra khỏi rừng. 

Tiếp tục gõ cửa Hạt kiểm Lâm huyện Mai Sơn chúng tôi được ông Nguyễn Mạnh Cường, Hạt phó hạt Kiểm lâm Mai Sơn tiếp nhận. Theo ông Cường xác nhận có tình trạng người dân phá rừng ở bản Xum, xã Chiềng Mung. Đây là số diện tích rừng do dân phát lấn, phát vén xảy ra từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, từ năm 2019, người dân đã lợi dụng lúc lực lượng chức năng không có mặt thường xuyên và chặt phá cây rừng. Năm 2020, Hạt Kiểm lâm Mai Sơn cũng đã xử phạt hành chính 2 đối tượng có hành vi phá rừng.






Một số gốc còn lại thì đã được đánh dấu để lần sau vào đốn hạ. 

"Trước tình trạng phá rừng xảy ra tại bản Xum, Hạt Kiểm lâm Mai Sơn đã cử đoàn công tác đến UBND xã Chiềng Mung để ghi nhận, kiểm đếm số diện tích rừng bị phá để có hướng xử lý vi phạm. Đến nay, UBND xã Chiềng Mung đã lập biên bản đình chỉ, yêu cầu người dân không được đốt nương, dừng ngay hành vi phá rừng. Chúng tôi đang cho điều tra, xác minh để xử lý các đối tượng theo quy định”, ông Cường thông tin.

Bài 2: Ai chịu trách nhiệm rừng ở Mai Sơn, Sơn La bị tàn phá?

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.