moitruongplus Ngày 13/2/2023, Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng ban hành văn bản đề nghị UBND huyện Đức Trọng và Đơn Dương cung cấp thông tin kiểm tra, xử lý việc một DN khai thác cát trái phép, không phép trên địa bàn.
Sở TNMT tỉnh Lâm Đồng cho biết đã tiếp nhận thông tin phản ánh của cơ quan báo chí về việc Công ty TNHH DN DV CT GT Thủy lợi Quốc Khánh khai thác cát trái phép, không phép tại cầu Sắt, thôn Bồng Lai, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng.
Tiếp thu phản ánh, Sở TNMT và Công an tỉnh đề nghị UBND huyện Đức Trọng phối hợp UBND huyện Đơn Dương chỉ đạo cơ quan liên quan, công an huyện kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh và một số thông tin liên quan như việc khai thác cát, nguồn gốc khoáng sản, tập kết, chế biến cát… trái phép, không phép tại khu vực nêu trên và khu vực liên quan, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm theo quy định của pháp luật (nếu có).
Sà lan của một DN đang khai thác cát trái phép, không phép tại Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm, Tp. Đà Lạt.
Theo Sở TNMT, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 99 giấy phép khai thác khoáng sản đang còn hiệu lực, trong đó, 93 giấy phép do UBND và 6 giấy phép do Bộ TNMT cấp.
Từ năm 2021 đến 2022, đã thanh tra, kiểm tra 60 đơn vị, còn 35 tổ chức, cá nhân chưa được thực hiện thanh tra, kiểm tra, trong đó có ba tổ chức, cá nhân đã ngừng hoạt động, thực hiện đóng cửa mỏ để trả lại giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định.
Sở này cũng cho biết, qua cơ sở kiểm tra thực tế và dư luận, thời gian qua nổi lên một số điểm nóng về khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn Tp. Bảo Lộc (khai thác cao lanh); các huyện Lâm Hà, Di Linh (khai thác cát, đất sét, đất san lấp). Hiện, một số tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện nghiêm túc việc lắp đặt trạm cân, camera giám sát…
Điển hình như việc khai thác cát trái phép trên sông Đồng Nai; nạo vét trái phép lòng hồ thủy điện Đa Nhim, huyện Đơn Dương của Công ty cổ phần đầu tư PITC Lâm Đồng; lòng hồ thủy điện Sar Deung tại thôn R’Hang Trụ, xã Phúc Thọ, huyện Lâm Hà; lòng hồ thủy lợi P’ró, huyện Đơn Dương; khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép tại lòng hồ thủy điện Đồng Nai 3, huyện Di Linh…
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.