moitruongplus Đều là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, nhưng người dân xây dựng một cái lều vịt cũng bị chính quyền xã yêu cầu tháo dỡ còn doanh nghiệp xây dựng cả bến thủy nội thủy thì bất lực ngăn chặn? Thực tế đang diễn ra tại xã Đức Hợp, kim Động, Hưng Yên.
Còn thiếu nhiều thủ tục để xây dựng bến nội địa tại xã Đức Hợp!
Công ty Cổ phần Xây dựng &Thương mại Thành Phát Hưng Yên đã được Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên cho phép xây dựng bến thủy nội địa trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn xã Đức Hợp, huyện Kim Động (thể hiện tại văn bản số 2840/SGTVT-QLVT&PT ngày 2/12/2022).
Theo đó, quy mô dự kiến xây dựng bao gồm: một vị trí bốc xếp trung chuyển liền bờ có kích thước (dài x rộng) là 10m x 0,8m; kết hợp với sử dụng bờ tự nhiên.
Bến được sử dụng vào mục đích: Bến thủy nội địa phục vụ công trình chính (chỉ được thực hiện trung chuyển nguyên liệu phục vụ cho dự án đầu tư Nhà máy gạch Tuynel). Phạm vi vùng đất dử dụng khoảng 12.085 m2. Phạm vị vùng nước 100 m dọc theo chiều dài bờ sông.
Gạch vỡ được vận chuyển rồi đổ thẳng xuống sông để thực hiện việc xây dựng (ảnh chụp ngày 26/12/2022).
Tại văn bản cho phép Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên, xây dựng bến thủy nội địa trên tuyến sông Hồng thuộc địa bàn xã Đức Hợp, huyện Kim Động, Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên yêu cầu Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên trước khi triển khai xây dựng bến thủy nội địa Thành Phát, Công ty phải hoàn thiện các thủ tục và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch; đầu tư xây dựng; đất đai; đê điều; bảo vệ môi trường; phòng chống cháy nổ; lập phương án bảo đảm an toàn giao thông đề nghị cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Công ty cố tình xây dựng sau yêu cầu dừng xây dựng của UBND xã Đức Hợp (ảnh chụp ngày 26/12/2022).
Sở Giao thông vận tải tỉnh Hưng Yên yêu cầu là như vậy, tuy nhiên đến nay (tuần cuối của tháng 12/2022) Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên vẫn chưa hoàn thiện đầy đủ các thủ tục pháp lý theo yêu cầu.
Về việc này, trao đổi với Pv ông Đỗ Tiến Lực – Phó Chủ tịch UBND xã Đức Hợp cho biết: Đây mới là chủ trương, để xây dựng thì Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên cần phải thực hiện rất nhiều các thủ tục theo quy định.
Xã Đức Hợp có bất lực trong việc ngăn chặn hành vi vi phạm của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên?
Mặc dù chưa hoàn thiện đầy đủ trước khi xây dựng như thủ tục về môi trường, đất đai, pccc nhưng hiện nay Công ty Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng bến thủy nội địa.
Tiếp nhận thông tin phản ánh được biết, ngày 19/12/2022 UBND xã Đức Hợp đã tiến hành kiểm tra và lập biên bản ngăn chặn vi phạm hành lang sông đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên.
Theo đó, tại biên bản ông Đỗ Tiến Lực – Phó chủ tịch UBND xã Đức Hợp kết luận: Yêu cầu ông Lê Anh Tú – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên dừng ngay hành vi vi phạm và có kế hoạch tự khắc phục hậu quả, trả lại nguyên hiện trang ban đầu của khu vực trong thời gian hai ngày kể từ ngày 19/12 đến ngày 21/12/2022.
Tuy nhiên, thực tế Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên không thực hiện khắc phục hậu quả. Không những thế, Công ty này còn cố tình tiếp tục xây dựng.
Cụ thể, ngày 27/12/2022 Công ty này tiếp tục vận chuyển gạch vỡ ra khu vực để san ủi mặt bằng, tiến hành xây dựng bến thủy nội địa.
Hình ảnh sau khi san gạt (ảnh chụp ngày 26/12/2022).
Có thể nói, đây là hành vi coi thường pháp luật của Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên. Thiết nghĩ, UBND huyện Kim Động cần phải có ngay những biện pháp chỉ đạo, những biện pháp mạnh tay hơn nữa để xử lý sự việc.
Bởi lẽ, những động thái và sự can thiệp, ngăn chặn của UBND xã Đức Hợp chỉ dừng lại ở việc lập biên bản yêu cầu Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Thành Phát Hưng Yên dừng ngay hành vi vi phạm trên giấy là chưa đủ!
Hơn bao giờ hết, thời điểm này tỉnh Hưng Yên đang thực hiện quyết liệt kế hoạch 93A/KH-UBND về giải tỏa các công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp; vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi và hoạt động bến bãi, khai thác cát trái phép.
Do vậy, UBND huyện Kim Động đừng để xảy ra câu chuyện: Đều là xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp, vi phạm hành lang bảo vệ công trình giao thông, thủy lợi nhưng người dân xây dựng một cái "lều vịt” cũng bị chính quyền xã yêu cầu tháo dỡ còn doanh nghiệp xây dựng cả bến thủy nội thủy thì bất lực ngăn chặn? Khi đó, niềm tin của người dân vào kế hoạch 93A/KH-UBND sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.
Môi trường và Đô thị Việt Nam tiếp tục thông tin.
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.