moitruongplus Nhu cầu sử dụng đất san lấp các công trình dự án tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua là rất lớn, việc lợi dụng cải tạo đất làm vườn, san hạ đồi. Nhưng thực chất là khai thác đất tránh việc đấu thầu, quy hoạch cấp phép mỏ đất là những gì đang tồn tại

Thời gian qua tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam liên tục nhận được phản ánh của người dân về tình trạng hàng trăm lượt xe tải chở đất mỗi ngày hành dân khiến cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Từ phản ánh của người dân, chúng tôi đã có mặt tại đoạn đường Xuân Sơn - Đá Bạc, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tại đây, chỉ trong ít giờ ghi hình PV ghi nhận hàng chục lượt xe ô tô tải ba chân, bốn chân chở đất có dấu hiệu quá tải, che phủ bạt sơ sài không kĩ càng ngang nhiên tung hoành, phóng nhanh vượt ẩu tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.




 Hàng chục lượt xe tải có dấu hiệu quá tải, che phủ bạt sơ sài không kĩ càng ngang nhiên tung hoành, phóng nhanh vượt ẩu tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Bám theo dàn xe này thì PV biết được điểm lấy đất nằm tại một khu đồi cao thuộc thôn Bàu Điển, xã Đá Bạc, thời điểm có mặt tại công trường khai thác đất theo ghi nhận có nhiều máy xúc cỡ lớn đang hoạt động liên tục và nhiều dàn xe nối đuôi nhau ra vào lấy đất.

Điều khiến PV bất ngờ là khu vực này nhiều quả đồi bị đào xới nham nhở, thậm chí có những vị trí còn bị đào sâu xuống hàng chục mét mà không hề có một biện pháp rào chắn nào, nếu như người cũng như vật nuôi rơi xuống thì rất nguy hiểm.

Khu vực này theo như người dân cho biết còn có một đơn vị công ty Lan Anh đang tiến hành cải tạo san lấp để làm dự án, điều đáng nói đơn vị này trong quá trình san lấp đã tiến hành đắp đất chặn dòng suối và có nghi vấn đang san lấp lấn chiếm vào lòng hồ Suối Rao.

Do hàng ngày phải oằn mình cõng trên lưng hàng trăm lượt xe chở đất tải trọng lớn nên tuyến đường Xuân Sơn – Đá Bạc đã có nhiều điểm bị hư hỏng xuống cấp. Nghiêm trọng nhất là đoạn đấu nối ra vào điểm khai thác đất tới Km3+900 đã bị hư hỏng nặng nề, mỗi khi các dàn xe này di chuyển cuốn theo bụi trắng xóa cả một khúc đường, cỏ cây 2 bên đường cũng bị bụi phủ một lớp dày. Tứ đó chúng ta có thể thấy tình trạng ô nhiễm môi trường do những hoạt động khai thác đất bừa bãi thiếu quy hoạch khiến cho người dân hết sức bất bình.






Nhiều quả đồi bị đào xới nham nhở, thậm chí có những vị trí còn bị đào sâu xuống hàng chục mét mà không hề có một biện pháp rào chắn nào

Chị Vương Kim Yến người dân sống ngay gần điểm khai thác đất bức xúc cho biết: Hở khi trời nắng lên là bụi kinh khủng, tình trạng này kéo dài 2 tháng nay rồi, bụi ghê lắm tấp hết vô nhà. Xe thì chạy tới tám chín giờ đêm, buổi trưa cũng chạy không nghỉ. Chị Yến cho biết thêm nhà chị có kinh doanh nhà hàng ăn uống trước đây còn làm ăn kinh doanh được nhưng khi khu vực này có điểm khai thác đất, dẫn tới tình trạng bụi bặm ô nhiễm môi trường nên khách càng ngày càng vắng và thời điểm hiện tại chị đã đóng cửa nhà hàng.

Liên hệ với ông Thiện, Đội trưởng CSGT huyện Châu Đức để phản ánh tình trạng trên thì được ông cho biết: Bên lực lượng vẫn đi làm tuần tra kiểm soát thường xuyên, kế hoạch tuần tra vẫn xứ lý.   

Nếu theo như ông Thiện trả lời thì lực lượng CSGT huyện đã nắm được tình hình và thường xuyên kiểm tra xử lý. Nhưng dư luận người dân đặt câu hỏi tại sao tình trạng ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường xá từ những dàn xe chở đất gây ra không thuyên giảm mà lại có chiều hướng gia tăng, phải chăng những dàn xe này có thể "tàng hình” trước mặt lực lượng chức năng.


Các dàn xe này di chuyển cuốn theo bụi trắng xóa, mù mịt gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân

Để thông tin được khách quan hơn PV đã tiếp tục liên hệ với ông Trần Thanh Danh, Chánh Thanh tra Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ông Danh cho biết: Đối với khu vực này thì đã có các ngành chức năng từ tỉnh tới huyện đã nhiều lần kiểm tra xứ lý và bên Sở Giao thông vận tại cũng đã kiến nghị không cấp mỏ san đồi nữa và tỉnh cũng đã ngừng cấp phép từ năm ngoái. Còn việc báo chí phản ánh thì sẽ cho lực lượng xuống rà soát kiểm tra thực tế.

Để phát triển kinh tế thì các công trình dự án tăng lên kéo theo đó là nhu cầu cần cho việc san lấp tăng lên là đúng với xu thế. Nhưng không phải vì thế mà đánh đổi tài nguyên, tạo ra những hệ lụy xấu về môi trường. Khi những đồi núi xanh đang dần được thay thế bằng những hố sâu, những bãi đất trống khô cằn do việc khai thác đất một cách bừa bãi.

Đã đến lúc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cần có kế hoạch, giải pháp đồng bộ cho việc quy hoạch cấp phép đối với các mỏ đất nhằm giải quyết nhu cầu về đất san lấp ngày càng tăng cao, để phát triển kinh tế một cách bền vững.

Bên cạnh đó cần siết chặt, chấn chỉnh tình trạng lợi dụng san hạ đồi để cấp phép cải tạo tận thu, nhưng mục đích chính là khai thác đất. Làm chảy máu tài nguyên, thất thu nguồn thuế nhà nước.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.