Khánh Sơn - Khánh Hòa: “Đất tặc” vẫn lộng hành suốt thời gian dài?
Thứ sáu, 11/11/2022 | 9:29:45 Chiều
moitruongplusMột diện tích lớn đất đồi tại xã Sơn Lâm và xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn bị khai thác và vận chuyển trái phép trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, chính quyền địa phương có dấu hiệu "ngó lơ”.
Trước đó, tháng 4/2022, Tòa soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có bài viết về vấn nạn "đất tặc: "Khánh Hòa: Khai thác, vận chuyển đất trái phép gây ô nhiễm môi trường, hư hỏng đường sá tại Khánh Sơn”. Điều đáng nói, cho đến nay sự việc không hề được giảm xuống ngược lại nạn khai thác đất tràn lan còn xảy ra với cường độ cao hơn.
Hiện trường quả đồi bị băm nát suốt nhiều tháng qua
Sau gần 7 tháng, PV quay lại hiện trường khai thác đất trái phép tại xã Sơn Lâm và xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn những tưởng hiện trạng này đã được khắc phục nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.
Từng đoàn xe chở đất không che chắn thùng vẫn nối đuôi nhau khai thác đất từ Thành Sơn chở về điểm tập kết cạnh con suối tại xã Sơn Lâm, ngay vị trí trước đó mà PV đã phản ánh. Trên công trường hàng loạt máy múc, máy cẩu khổ lớn hoạt động hết công suất. Tiếng ồn ào, khói bụi, ô nhiễm bao phủ cả một vùng rộng lớn.
Theo tìm hiểu, đất được khai thác tại xã Thành Sơn sau đó mới di chuyển về điểm san lấp ngay cạnh dòng suối ở thôn Ha Nít xã Sơn Lâm. Trong suốt quá trình máy múc băm nát quả đồi, đất được xúc lên xe, đoàn xe tải nối đuôi nhau chờ đến lượt, rồi từng đoàn xe rồng rắn vận chuyển đất về bãi tập kết là cả một chặng đường dài. Cùng với đó là bụi bặm bay trắng mù mịt, đoàn xe còn hiên ngang chở đất cao vút, không che chắn phủ bạt. Tuy nhiên chúng tôi dường như không hề thấy sự xuất hiện của các cơ quan hữu quan xuống kiểm tra, giám sát.
Trên đường ghi nhận thấy phóng viên quay hình tình trạng con đường xuống cấp, bụi bặm cùng với đoàn xe chở đất gây ô nhiễm thì được Bà Hồng- một người dân địa phương chia sẻ: " Tình trạng đường mà nó bụi bặm 5, 6 tháng trời rồi, nhà thì trẻ nhỏ, kiến nghị xuống chính quyền nhưng không được giải quyết. Người dân chúng tôi phải chịu như vậy á, 5 -6 tháng nay rồi giờ chỉ nhờ các cấp chính quyền, các ngành trên giải quyết sao cho người dân ở đây đỡ khổ đi. Bụi nhà trẻ nhỏ nhiều, dừ nhà cứ đóng kín mít cửa lại như vậy. Đất chở đá là đầy không che, không đậy chi cả, đi đổ đầy vãi đường đi. Học sinh đi tan trường về là nó bụi, đi không nổi, không thấy đường đi. Một cái xe chạy qua là đi không nổi, dân ở đây là bức xúc lắm. Tình trạng mà sống cứ bụi bặm a ri thì chịu răng được, sống không nổi chứ phải là không đâu".
Từng đoàn xe chở đất không che chắn thùng nối đuôi nhau
Theo thời gian, nạn "đất tặc” đã biến nơi đây thành những vùng đất nham nhở, trơ trọi. Nhiều khu vực đất bị múc đi để lại các hố taluy sâu hoắm, nguy cơ sạt lở luôn rình rập. Đoàn xe được dán phù hiệu Công ty TNHH ĐT XD Phương Đài
Một người dân khác trình bày: "Mỗi ngày, có đến hàng trăm lượt xe chở đất, môi trường sinh thái bị biến đổi hoàn toàn, con đường tỉnh lộ 9 ngày nào cũng phải "oằn mình" gánh chịu hàng trăm lượt xe tải trọng lớn chạy qua. Bà con chúng tôi không chỉ phải sống trong môi trường ồn ào, ô nhiễm mà còn chịu nguy cơ tai nạn giao thông, sạt lở đất đồi. Chỉ mong cơ quan chức năng sớm vào cuộc, ngăn chặn tình trạng này”.
Xe hiên ngang chở đất cao vút, không che chắn phủ bạt
Để làm rõ thực trạng khai thác đất trái phép tại đây, chúng tôi đã liên hệ ông Nguyễn Quốc Thái, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Khánh Sơn, ông Thái cho biết: "Hiện tại trên địa bàn huyện không hề có mỏ khai thác đất nào được cấp phép và cũng không có mỏ đất."
Như đã đề cập ở bài viết trước, thật khó tin khi khu vực đổ đất lại nằm gần UBND xã Sơn Lâm ngay đoạn đường TL9. Ngạc nhiên hơn, khi chúng tôi phản ánh vấn đề thì chính quyền địa phương không hề có động thái gì lại tỏ ra như không hề hay biết.
Đất được khai thác tại xã Thành Sơn sau đó di chuyển về điểm san lấp ngay cạnh dòng suối ở thôn Ha Nít
Liên quan đến hoạt động khai thác đất tại xã Sơn Lâm, ông Nguyễn Quốc Thái, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Khánh Sơn, thông tin, hiện tại không có bất kì giấy phép khai thác khoáng sản nào tại xã Sơn Lâm, huyện Khánh Sơn.
Mặc dù không có mỏ đất nào được cấp phép nhưng từ tháng 4 tới nay tình trạng khai thác đất tràn lan vẫn diễn ra mặc dù đã được báo chí phản ánh nhưng đâu đó dường như sự vào cuộc của chính quyền địa phương gần như không có, tình trạng làm ngơ cho Công ty Phương Đài khai thác đất thể hiện rõ ở công tác quản lý.
Hàng trăm lượt xe chở đất, môi trường sinh thái bị biến đổi hoàn toàn, con đường bị xuống cấp nghiêm trọng
Ông Nguyễn Văn Nhuận, Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn cũng khẳng định, toàn huyện không ai được cấp phép khai thác đất hết.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao tình trạng khai thác đất "lậu” như thế vẫn có thể ngang nhiên hoạt động tại huyện Khánh Sơn?
Hoạt động khai thác đất trái phép đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến môi trường và đời sống người dân, cơ quan nào sẽ là đơn vị phải chịu trách nhiệm trước môi trường, ngân sách và quyền lợi nhân dân?
Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.
Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.
Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.
Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.
UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.