moitruongplus Vừa qua, Tổ chức Helvetas phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA đã tổ chức Khai giảng Chương trình Đào tạo giảng viên nguồn về chính sách đất đai, hòa giải ở cơ sở trong lĩnh vực đất đai và đóng góp xây dựng chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Helvetas là tổ chức phi chính phủ, thành lập năm 1955 tại Thụy Sĩ, hiện đang có hơn 100.000 thành viên, nhà tài trợ và 12 nhóm tình nguyện viên khu vực. Helvetas hoạt động tại Việt Nam từ năm 1994 trong các lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, quản trị, nước, vệ sinh và phát triển nông thôn. Hiện nay, các chương trình của Helvetas Việt Nam tập trung vào phát triển kinh tế bền vững và toàn diện; các vấn đề cụ thể về biến đổi khí hậu và phát triển kỹ năng nghề cũng được Helvetas quan tâm thực hiện.

Toàn cảnh buổi tập huấn. Ảnh: ST

Mục tiêu của Chương trình là xây dựng đội ngũ giảng viên nguồn có đủ kiến thức, kỹ năng để thực hiện đào tạo lại và hỗ trợ cho các cán bộ cơ sở và các thành viên tổ hòa giải về chính sách đất đai, hòa giải các vướng mắc đất đai ở cơ sở, phân tích và đóng góp xây dựng chính sách.

Chương trình đào tạo này thuộc Dự án "Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) do Liên minh Châu Âu (EU) tài trợ, Helvetas và LANDA/CCRD đồng chủ trì, thực hiện trong thời gian 3 năm từ 1/6/2020 đến 31/5/2023 nhằm góp phần thúc đẩy và tăng cường hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

Chương trình gồm một chuỗi 5 khóa tập huấn diễn ra trong vòng 3 tháng cho 22 giảng viên nguồn là cán bộ của các tổ chức thành viên Liên minh Đất đai LANDA và các đối tác địa phương của Dự án tại Cao Bằng và Hòa Bình.

Học viên tham dự Chương trình đều là các cán bộ đã có kinh nghiệm và thường xuyên tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền về chính sách pháp luật ở địa phương. Điểm khác biệt của Chương trình là các nội dung về chính sách đất đai, hòa giải… đều có các phần được các chuyên gia của Dự án thiết kế riêng, phù hợp với các đối tượng hưởng lợi đặc thù của Dự án là đồng bào dân tộc thiểu số khu vực miền núi. Ngoài ra, những nội dung thực hành, phát triển kỹ năng cũng được đặc biệt chú trọng.

Sau khi hoàn thành đủ 5 khóa, đội ngũ giảng viên nguồn sẽ thực hiện chuỗi tập huấn lại tại các địa bàn dự án cho các cán bộ cấp cơ sở, thành viên ban/tổ hòa giải ở địa phương, già làng, trưởng bản, người có uy tín… giúp họ có đủ năng lực để hỗ trợ cho các cộng đồng dân tộc thiểu số đảm bảo quyền tiếp cận sử dụng đất và tài nguyên rừng và tham gia hiệu quả vào quy trình quản lý đất đai.

Khóa đầu tiên về Phương pháp và Kỹ năng tập huấn (ToT1) sẽ được tổ chức trong 3 ngày liên tục từ 12-14/10 tại Hòa Bình. Các nội dung tập huấn trong giai đoạn tiếp theo gồm: Chính sách đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, phương pháp và kỹ năng tham gia góp ý xây dựng chính sách đất đai (ToT2); Hoà giải ở cơ sở và phương pháp, kỹ năng hoà giải trong lĩnh vực đất đai (ToT3); Phương pháp và kỹ năng truyền thông và lồng ghép bình đẳng giới trong quản lý và sử dụng đất (ToT4); Thực hành thiết kế các khóa tập huấn cơ sở và hỗ trợ cộng đồng (ToT5).


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.