moitruongplus Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đề ra các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ và giải pháp mang tính quản lý tổng hợp để các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển xây dựng và điều chỉnh các chiến lược, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ trong lĩnh vực và quyền hạn được phân công nhằm khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018.

Quản lý và khai thác hợp lý tài nguyên biển đảo để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường. Ảnh: Internet

Mục tiêu cụ thể của Chiến lược đề ra đến năm 2030: Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng bền vững, công bằng phục vụ cho phát triển các ngành kinh tế biển, nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa biển, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển và hải đảo;

Ô nhiễm môi trường biển được kiểm soát, ngăn ngừa và giảm thiểu; các nguồn gây ô nhiễm từ đất liền và trên biển, các vấn đề về ô nhiễm xuyên biên giới, sự cố môi trường biển, ô nhiễm rác thải nhựa đại dương và sinh vật ngoại lai xâm hại được quan trắc, kiểm soát và quản lý hiệu quả; Đa dạng sinh học, cấu trúc và chức năng của các hệ sinh thái cũng như nguồn lợi sinh vật biển và hải đảo được bảo tồn, phục hồi và phát triển; Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu và tác động của nước biển dâng được tăng cường, đạt trình độ ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực; ứng phó hiệu quả với thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng dựa vào sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo;

Điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học biển phát triển hiện đại, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn hệ sinh thái và đa dạng sinh học biển và hải đảo, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa biển, phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu và nước biển dâng góp phần phát triển bền vững kinh tế biển.

Chiến lược cũng đề ra tầm nhìn đến năm 2045: Tài nguyên biển và hải đảo được khai thác, sử dụng bền vững cho phát triển kinh tế biển, kinh tế tuần hoàn, cac-bon thấp, xã hội hài hoà với thiên nhiên nhằm góp phần quan trọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn, tham gia chủ động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về biển và đại dương.

Theo Bộ TN&MT, tài nguyên biển và hải đảo là nguồn lực quan trọng của đất nước, phải được khai thác, sử dụng bền vững cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa, xã hội, lịch sử, nâng cao đời sống và sinh kế cộng đồng, ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển và hải đảo.

Khai thác, sử dụng tài nguyên biển và hải đảo phải dựa trên cơ sở kết quả điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, khoa học công nghệ tiên tiến và nguồn nhân lực chất lượng cao; nguồn đầu tư bền vững và nhận thức toàn dân; chủ động tận dụng tối đa tri thức và nguồn lực quốc tế./.

Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác

fggtr
hfgf
hhtr
vfdgfd

Gia Lai: Vì sao công trình “khủng” xây trái phép trên đất nông nghiệp vẫn không bị cưỡng chế?

Mặc dù các cơ quan chức năng TP Pleiku đã nhiều lần xử phạt, thậm chí cưỡng chế đối với các công trình xây dựng trái phép tại thôn 4, xã Gào (TP Pleiku), nhưng thay vì chấp hành xử phạt, tháo dỡ thì công trình này đến nay có dấu hiệu "phình to” hơn.

Thanh Hóa: Công an vào cuộc điều tra về vụ phá rừng ở xã Điền Lư, huyện Bá Thước

Liên quan với việc phá hơn 4.000m2 rừng tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b,. UBND huyện Bá Thước đã giao cho Công an huyện, các ban ngành liên quan, UBND xã Điền Lư vào cuộc điều tra.

Thanh Hóa: Hơn 4 nghìn mét vuông diện tích rừng bị chặt phá, đốn hạ

Với 4.490 mét vuông, 108 cây bị đốn hạn, chạt phá, khối lượng gỗ là 5,75m3 trái phép xảy ra tại khu vực núi đá vôi Thung Moong thuộc địa phận thôn Điền Giang, xã Điền Lư tại khoảnh 1, tiểu khu 298b, huyện Bá Thước khiến người dân bức xúc.

Bình Dương: Cần kiểm tra cán bộ kiểm lâm “liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép? (Bài 2)

Sau phản ánh của Môi trường và Đô thị điện tử, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương đã lên tiếng về vụ việc cán bộ kiểm lâm "liên kết” bán gỗ trục vớt trái phép.

Huyện Vĩnh Cửu cần xử lý dứt điểm về xây dựng trái phép tại xã Tân An (Video 3)

UBND xã Tân An ( Vĩnh Cửu) xin gia hạn thời gian lập biên bản vi phạm hành chính (VPHC) đối với vi phạm tại các thửa đất số 303, 320, 319, 313 tờ 60 thuộc xã Tân An sau khi báo chí phản ánh với nội dung chính là xin gia hạn thời gian lập biên bản VPHC.

Yên Bái: Chủ động ứng phó mưa lớn từ đêm 20/8

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai- Tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) tỉnh Yên Bái vừa có Công văn số 46/BCH-PCTT yêu cầu thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động ứng phó với mưa lớn trên địa bàn tỉnh.