moitruongplus Ngay từ đầu giờ sáng bầu trời Hà Nội và khu vực lân cận mù mịt, bị bao phủ bởi lớp sương mù dày đặc.
Sương mù sáng 3-3 tại Hà Nội. Ảnh minh họa
Lúc 8h, kết quả quan trắc của PamAir cho thấy tất cả khu vực nội thành đang có chất lượng không khí xấu. Chỉ số AQI dao động 160-220 đơn vị, ngưỡng có hại cho sức khỏe con người.
Đáng lưu ý, một số khu vực ở quận Long Biên, Hai Bà Trưng, Đống Đa và các huyện ngoại thành ghi nhận AQI trên 230 đơn vị, ngưỡng rất có hại cho sức khỏe. Điểm quan trắc tại Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng) được cảnh báo mức độ ô nhiễm cao nhất với 277 đơn vị.
Với AQI trung bình là 182 đơn vị, Hà Nội xếp thứ 3 trong bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí kém nhất trên thế giới ngày 3/3, theo đánh giá của trang IQ Air.
Tương tự, chất lượng không khí tại các tỉnh, thành phố Đồng bằng Bắc Bộ duy trì ngưỡng có hại. Nhiều nơi như Hải Dương, Thái Bình có AQI trên 180 đơn vị. Nơi ô nhiễm nhất miền Bắc hôm nay là TP Phủ Lý (Ninh Bình) khi AQI lên tới 387 đơn vị, mức nguy hiểm.
Bản đồ quan trắc cũng cho thấy Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ đang là khu vực có không khí trong lành nhất cả nước.
Tại TP.HCM, nhiều nơi ghi nhận chỉ số AQI trung bình trên 100 đơn vị, có hại cho nhóm nhạy cảm. Một số điểm có không khí mức báo động, không tốt cho sức khỏe con người, tập trung ở các quận 1, 5, Tân Phú, Bình Thạnh...
Lý giải về tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội, Chi cục Bảo vệ Môi trường cho biết thời tiết ấm lên, tốc độ gió thấp dẫn đến nồng độ các chất ô nhiễm không được khuếch tán trong không khí. Nhiều nơi tích tụ chất ô nhiễm kèm theo hiện tượng sương mù khiến chỉ số AQI tăng.
Vào các thời điểm ô nhiễm không khí chạm ngưỡng xấu, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khuyến cáo người dân không ra ngoài để tập thể dục, đặc biệt người già và trẻ em. Người dân nên mang khẩu trang chống bụi PM2.5 đạt chuẩn khi đi ra ngoài và lưu thông trên đường bằng các phương tiện công cộng hoặc phương tiện có che chắn.
Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận khả năng kéo dài đến hết tuần do thời tiết không có nhiều thay đổi, duy trì trạng thái ấm áp, sương mù với nhiệt độ cao nhất 25-27 độ C.
Đến ngày 8-9/3, đợt không khí lạnh mới tràn về có thể giúp khuếch tán bụi bẩn. Lúc này, chỉ số AQI tại Hà Nội khả năng được cải thiện.
Đồng thời, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia nhận định miền Bắc bước vào giai đoạn nồm ẩm kéo dài đến cuối tuần. Thời điểm tình trạng nồm ẩm diễn ra nghiêm trọng nhất có thể rơi vào ngày 6/3, khi nhiệt độ ban ngày lên tới 29 độ C.
Chiều 16/3 (theo giờ New York, Hoa Kỳ), Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam phát biểu tại Khóa họp thường niên lần thứ 66 của Ủy ban Địa vị phụ nữ Liên hợp quốc (CSW).
Theo TT Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng nồm ẩm ở miền Bắc kéo dài từ nay đến ngày 6/3. Ngày 7/3, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh có cường độ vừa, trời chuyển rét kèm mưa rào vào buổi sáng và trưa, nhiệt độ giảm dần vào chiều và đêm.
Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng thủy văn, thời tiết ngày 2/3 nhiều mây, trời ấm hơn nhưng khó nắng vào buổi sáng. Nhiệt độ hiện tại khoảng 20 độ C, nhiều mây âm u, trưa chiều giảm mây trời nắng, nhiệt độ cao nhất khoảng 25 độ.
Ðây là một trong những con số báo động mà Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và tổ chức phi lợi nhuận GRID-Arenda đưa ra.
Dự báo, trong 10 ngày đầu tháng 3/2022, MJO (Madden-Julian Oscillation là một dao động nội mùa trong khu vực nhiệt đới) có khả năng tác động, góp phần gia tăng mưa, mưa rào cục bộ ở vùng ven biển khu vực phía nam Việt Nam.
Sáng sớm nay (23/02), không khí lạnh tăng cường đã ảnh hưởng đến hầu khắp các tỉnh thuộc phía Đông Bắc Bộ, một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.