moitruongplus Quan sát bằng mắt thường chúng tôi cũng dễ dàng nhận thấy, bên cạnh rác thải sinh hoạt, khối lượng lớn rác thải khác như vải vóc thừa ra từ hoạt động sản xuất may mặc, bìa cát tông, hộp xốp, đế cao su

Thời gian vừa qua, PV Lao Động liên tục nhận được phản ánh của một số người dân ở thị trấn Hưng Hà và xã Tân Tiến (huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) về việc bãi rác thải sinh hoạt tập trung của địa phương biến thành nơi đổ trộm rác thải công nghiệp, gây ô nhiễm môi trường nặng nề.

Theo những người dân này, từ năm 2012, gần 2 ha đất tại khu Chàng 2, thị trấn Hưng Hà được chính quyền địa phương quy hoạch làm bãi tập kết rác thải sinh hoạt của nhân dân thị trấn Hưng Hà và xã Tân Tiến.

Đến năm 2016, lò đốt rác thải sinh hoạt được UBND thị trấn Hưng Hà đầu tư xây dựng với kinh phí hàng tỉ đồng để vận hành đốt, xử lý lượng rác thải được tập kết về bãi rác này.

Toàn cảnh bãi rác tại khu Chàng 2, thị trấn Hưng Hà nhìn từ trên cao. Ảnh: T.D

Tuy nhiên, lò đốt rác bị phản ánh hoạt động không hiệu quả, trong khi lượng rác thải phát sinh lại quá lớn, không chỉ rác thải sinh hoạt mà còn xuất hiện thêm rác thải công nghiệp, phế thải từ hoạt động sản xuất hàng may mặc như vải thừa, hộp xốp, đế cao su... bị một số đối tượng lén lút, thậm chí công khai chở đến đổ, tập kết tại đây.

Ông Ngô Văn Hà (56 tuổi, trú khu Chàng 2, thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình, là người dân sống gần bãi rác) nói: "Cái nhà máy rác này hiện tại đốt rất ít, lâu lâu họ mới đốt 2 - 3 hôm. Khi đốt mùi bốc lên rất khó chịu ra môi trường. Vì rác bây giờ có phải chỉ là rác sinh hoạt của người dân nữa đâu, rất nhiều loại rác khác bị người ta đưa ở nơi khác về đổ trộm".

Người dân sinh sống gần khu vực bãi rác trao đổi với PV. Ảnh: T.D

Theo ghi nhận thực tế của PV Lao Động, tình trạng rác thải, phế thải tập kết bên trong cũng như bên ngoài bãi rác tập trung đặt tại khu Chàng 2, thị trấn Hưng Hà thực sự nhếch nhác, lộn xộn, bẩn thỉu đúng như ý kiến phản ánh của người dân. Tại thời điểm ghi nhận, cánh cổng bãi rác này đã được khóa trái, bên trong lò đốt rác không hoạt động.

Quan sát bằng mắt thường chúng tôi cũng dễ dàng nhận thấy, bên cạnh rác thải sinh hoạt, khối lượng lớn rác thải khác như vải vóc thừa ra từ hoạt động sản xuất may mặc, bìa cát tông, hộp xốp, đế cao su... cũng được tập kết chất đống tại đây.

Cận cảnh phế thải là vải vóc thừa từ quá trình sản xuất may mặc được đem đến tập kết lẫn với rác thải sinh hoạt của người dân. Ảnh: T.D

Bà Vũ Thị Sử (69 tuổi, trú khu Chàng 2, thị trấn Hưng Hà, huyện Hưng Hà, Thái Bình) bức xúc: "Tôi là người bệnh tim mạch năm nay gần 70 tuổi rồi, có hôm tôi không chịu được, ở trong nhà ngột ngạt, khó thở không chịu nổi, đi ra bên ngoài thì đếm được không biết bao nhiêu ô tô chở rác ở đâu đến đây. Chị em chúng tôi hô hoán bảo chặn những cái ô tô đó lại để gọi cán bộ chính quyền đến giải quyết. Chúng tôi già rồi, chúng tôi chết, nhưng còn các con các cháu nhỏ thì sao đây?!".

Bà Sử bức xúc vì bãi rác gần nhà gây ô nhiễm môi trường. Ảnh: T.D

Ngày 23.8, trao đổi với PV Lao Động, ông Nguyễn Duy Hiền - Chủ tịch UBND thị trấn Hưng Hà (huyện Hưng Hà, Thái Bình) xác nhận đã nắm được nội dung sự việc người dân sống gần bãi rác thải sinh hoạt ở khu Chàng 2 phản ánh về việc có lượng lớn rác thải, phế thải không phải từ sinh hoạt của người dân địa phương.

Ông Hiền nói: "Chúng tôi đã chỉ đạo ông chủ cơ sở có ký hợp đồng với thị trấn về việc phân loại, chuyển số lượng rác thải công nghiệp ra chỗ khác phù hợp, không được để lẫn ở bãi rác sinh hoạt của nhân dân. Nhưng do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên đến nay ông ấy vẫn chưa chuyển đi được".

Theo Báo Lao động

Các tin khác

vvxd
qdw
cvxcx
gdfgd

Bắc Ninh: Hơn 160 ha rừng bị thiệt hại do bão số 3

Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.

Lào Cai: Lũ quét kinh hoàng khiến 15 người chết, nhiều người mất tích

Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.

Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng

Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.

Vỡ đê sông Lô đoạn qua huyện Sơn Dương, Tuyên Quang

Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.

Hà Nội ban hành lệnh báo động 1 trên sông Hồng

Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.

Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.