moitruongplus Trang theguardian vừa đưa thông tin về một báo cáo khoa học uy tín cho thấy ô nhiễm hóa chất trong môi trường đang làm trầm trọng thên tình trạng béo phì toàn cầu.
Các chất gây ô nhiễm được các nhà nghiên cứu đánh giá là làm gia tăng tình trạng béo phì bao gồm BPA, chất được thêm rộng rãi vào đồ nhựa. Ảnh: Jonathan Brady / PA
Ý tưởng được các nhà nghiên cứu trình bày trong báo cáo đó là các chất độc được gọi là với tên "obesogens” có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể kiểm soát cân nặng.
Bằng chứng về obesogens được đưa ra bởi hơn 40 nhà khoa học trong ba bài báo đánh giá, được công bố trên tạp chí Biochemical Pharmacology được bình duyệt. Họ nói rằng những hóa chất này có ở khắp mọi nơi: trong nước và bụi, bao bì thực phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân và chất tẩy rửa gia dụng, đồ nội thất và điện tử.
Đánh giá xác định khoảng 50 hóa chất có bằng chứng có tác dụng gây béo phì, từ các thí nghiệm trên tế bào người và động vật cũng như các nghiên cứu dịch tễ học ở người. Chúng bao gồm BPA và phthalates, cũng là một chất phụ gia nhựa. Một phân tích năm 2020 đã tìm thấy mối liên hệ đáng kể giữa mức BPA và tình trạng béo phì ở người lớn.
Các obesogens khác là thuốc trừ sâu, bao gồm DDT và Tributyltin, chất chống cháy cũ và chất thay thế mới hơn của chúng, dioxin và PCB, và ô nhiễm không khí. Một số nghiên cứu gần đây liên kết việc tiếp xúc với không khí bẩn trong giai đoạn đầu đời với bệnh béo phì.
Bài đánh giá cũng đặt tên cho các hợp chất PFAS - được gọi là "hóa chất vĩnh cửu” do tuổi thọ của chúng trong môi trường - là obesogens. Chúng được tìm thấy trong bao bì thực phẩm, đồ nấu nướng và đồ nội thất, bao gồm cả một số ghế ô tô trẻ em. Một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên kéo dài hai năm được công bố vào năm 2018 cho thấy những người có mức PFAS cao nhất tăng cân nhiều hơn sau khi ăn kiêng, đặc biệt là phụ nữ.
Một số thuốc chống trầm cảm cũng được biết đến là nguyên nhân gây tăng cân. Heindel nói: "Đó là một bằng chứng cho thấy rằng các hóa chất có thể có tác dụng phụ cản trở quá trình trao đổi chất của bạn. Các hóa chất khác có thể là obesogens bao gồm một số chất làm ngọt nhân tạo và triclosan, một chất kháng khuẩn bị cấm sử dụng ở một số nước ở Mỹ vào năm 2017."
Theo các nhà khoa học, một số tác động hóa học làm tăng trọng lượng có thể được di truyền qua nhiều thế hệ bằng cách thay đổi cách thức hoạt động của gen. Các chất gây ô nhiễm được nhóm nghiên cứu cho rằng làm gia tăng tình trạng béo phì bao gồm bisphenol A (BPA), chất phụ gia thường được thêm vào nhựa, cũng như một số loại thuốc trừ sâu, chất chống cháy và ô nhiễm không khí.
Nghiên cứu đã chỉ ra răng, tình trạng béo phì trên toàn cầu đã tăng gấp ba lần kể từ năm 1975, với số người béo phì hoặc thừa cân nhiều hơn là thiếu cân và đang gia tăng ở mọi quốc gia được nghiên cứu. Gần 2 tỷ người lớn hiện thừa cân và 40 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì hoặc thừa cân.
Do ảnh hưởng bão số 3 toàn tỉnh Bắc Ninh có 163,31 ha/555,65ha rừng trồng, chiếm 29,3% diện tích rừng bị thiệt hại, trong đó 23ha bị gẫy, đổ từ 70% đến 90% số cây; diện tích còn lại gẫy đổ 30-50%.
Sáng nay 10/9, trận lũ quét kinh hoàng xảy ra tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã vùi lấp toàn bộ một thôn có 35 hộ dân, với 128 khẩu, khiến 15 người chết, nhiều người mất tích.
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn TP Hà Nội ban hành lệnh báo động lũ cấp 2 trên sông Hồng với mực nước là 10,5 m.
Tối 10/9/2024, ông Giang Tuấn Anh, Chủ tịch UBND huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thông tin, đoạn đê sông Lô qua xã Quyết Thắng đã bị vỡ do nước sông lên cao. Hiện nay, công tác vá đê đang được gấp rút triển khai.
Sáng 10-9, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN thành phố Hà Nội ban hành lệnh số 53/L-BCH, báo động I trên sông Hồng.
Trước tình hình thiên tai nghiêm trọng, sáng 9/9, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 2285/QĐ-UBND công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai để ứng phó với tình hình lũ quét, sạt lở đất và ngập úng trên địa bàn tỉnh.