moitruongplus Các công bố này được đưa ra trước thềm Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26).

Hội nghị COP26 dự kiến diễn ra từ ngày 31/10 đến 12/11, tại Glasgow. Liên hợp quốc cho biết, đến nay hơn 130 quốc gia đã công bố hoặc đang xem xét mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính xuống mức ròng bằng 0 vào năm 2050. Theo Liên hợp quốc, mục tiêu này là cấp thiết để bảo vệ Trái đất trước tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo hãng thông tấn BNA của Bahrain, vương quốc này công bố kế hoạch đưa phát thải khí carbon ròng về mức 0 vào năm 2060, nhằm ứng phó thách thức do biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Bahrain sẽ sử dụng công nghệ thu giữ CO2, tăng cường trồng cây xanh..., để "bù đắp" lượng khí thải.

Trước đó, quốc gia láng giềng của Bahrain là Saudi Arabia cũng đưa ra cam kết tương tự. Mục tiêu đưa phát thải khí carbon ròng về 0 vào năm 2060 được Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman công bố tại diễn đàn Sáng kiến Xanh hôm 23/10. Hồi đầu tháng, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng đã công bố mục tiêu trung hòa khí thải vào năm 2050.

Ngày 24/10, Thủ tướng Israel Naftali Bennett tuyên bố, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là một ưu tiên đối với "an ninh quốc gia" của Israel, đồng thời cam kết tạo thuận lợi cho các khoản đầu tư vào năng lượng xanh. Chính phủ Israel đã thành lập nhóm làm việc về vấn đề biến đổi khí hậu, thông qua một loạt quyết định thúc đẩy giao thông vận tải xanh và khí thải carbon thấp, sử dụng năng lượng hiệu quả, khuyến khích đổi mới công nghệ...

Trong khi đó, ngày 25/10, Chính phủ Australia tiến hành thảo luận để thông qua mục tiêu đưa mức phát thải khí carbon ròng về 0 vào năm 2050. Trước đó, các đảng phái lớn ở Australia đã nhất trí ủng hộ mục tiêu này. Thủ tướng Scott Morrison cho biết, Australia tiếp tục giảm khí thải trong khi vẫn giữ cho nền kinh tế quốc gia phát triển, duy trì nguồn năng lượng đáng tin cậy, giá cả phải chăng và bảo đảm các địa phương cùng phát triển. Nếu được thông qua, cam kết nêu trên đánh dấu bước đột phá trong chính sách khí hậu của Australia.


Theo Môi trường và Đô thị

Các tin khác


Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dâng hoa tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Singapore

Đây là hoạt động trong khuôn khổ chuyến thăm cấp nhà nước đến Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 24 đến 26-2 - chuyến thăm đầu tiên của một nguyên thủ quốc gia đến Singapore sau hai năm đại dịch.

Đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam được Toàn quyền New Zealand chào đón tham gia World Cup

Bà Dame Cindy Kiro Toàn quyền New Zealand chúc mừng thành công của đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam và nhiệt liệt chào đón Việt Nam tham gia World Cup được tổ chức sắp tới tại Australia và New Zealand.

Bế mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022

Sau hơn 2 hai tuần tranh tài, tối 20-2 tại sân vận động quốc gia mang tên “Tổ Chim” ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 đã chính thức khép lại bằng một lễ bế mạc rực rỡ sắc màu

Nữ hoàng Anh Elizabeth II mắc Covid-19

Điện Buckingham ngày 20-2 thông báo Nữ hoàng Anh Elizabeth II, 95 tuổi, đã xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 gây ra đại dịch Covid-19.

Chủ tịch Quốc hội chúc mừng tân Chủ tịch Hạ viện Kazakhstan

Nhân dịp Ngài Erlan Zhakanovich Koshanov được bầu giữ trọng trách Chủ tịch Hạ viện Cộng hòa Kazakhstan, thay mặt Quốc hội Việt Nam và nhân danh cá nhân, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã gửi điện chúc mừng.

Lở đất ở Colombia khiếnnhiềungười thương vong

Ngày 8/2/2022, ít nhất 8 người đã thiệt mạng và 28 người bị thương trong vụ lở đất do mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua ở thị trấn Pereira, miền Trung Colombia.