moitruongplus Không chỉ với phân khúc nhà ở, lĩnh vực văn phòng và bất động sản công nghiệp tại Hà Nội cũng đang được hưởng lợi lớn từ việc hạ tầng giao thông phát triển.
Bất động sản nhà ở Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng
Trong giai đoạn 2021-2025, ngân sách Nhà nước đã chi 8,93 tỷ USD đầu tư công sẽ tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội. Chỉ riêng tại Hà Nội, giai đoạn này đã có 460 dự án đầu tư trung hạn cho các dự án phát triển hạ tầng giao thông vận tải.
Năm 2021, hai tuyến đường sắt đô thị đầu tiên tại Hà Nội sẽ đi vào hoạt động. Tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh – Hà Đông) sẽ đi vào hoạt động quý III/2021. Trong khi đó, tuyến đường sắt đô thị số 3 (Nhổn – Ga Hà Nội) đoạn trên cao có thể sẽ đi vào hoạt động trong quý IV/2021. Cũng trong giai đoạn 2021-2025, bảy đường vành đai sẽ lần lượt đi vào hoạt động.
Bất động sản nhà ở Hà Nội hưởng lợi từ hạ tầng
Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao, Bộ phận Tư vấn Savills Hà Nội đánh giá: Sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng tại Hà Nội đang thu hẹp khoảng cách về giá giữa khu vực đô thị và lân cận.
Quy hoạch phân khu nội đô lịch sử đặt mục tiêu giảm dân số của khu vực, đồng thời khẳng định xu hướng phát triển chung cư hướng ra ngoài trung tâm và tạo điều kiện cho việc cải tạo, nâng cấp, cũng như tạo ra các dòng sản phẩm cao cấp nâng tầm vị thế thị trường.
Theo bà Hằng, sự chênh lệch về giá bất động sản giữa khu vực thành thị và vùng lân cận đang dần thu hẹp nhờ những cải thiện về cơ sở hạ tầng như dự án Vành đai 3 mở rộng và Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2, các dự án cũng có nhiều tiện ích để bù đắp cho bất lợi về vị trí.
Với kế hoạch đưa các Huyện Đông Anh, Hoài Đức, Đan Phượng, Gia Lâm và Thanh Trì lên các Quận trung tâm trước năm 2025, những khu vực này sẽ trở thành những điểm đầu tư đáng chú ý.
Cùng với sự mở rộng đô thị của Hà Nội, nguồn cung nhà ở đã mở rộng từ các khu vực thành thị đến các huyện ngoại thành.
Năm 2017, các huyện Hoài Đức và Thanh Trì cung cấp 6% nguồn cung căn hộ. Trong 6 tháng đầu năm 2021, 4 huyện Hoài Đức, Thanh Trì, Gia Lâm và Đông Anh đã chiếm 32% thị phần.
Theo dự báo của bà Hằng, từ năm 2021 trở đi, các huyện ngoài thành sẽ cung cấp 27% nguồn cung căn hộ. Dữ liệu của Savills cũng cho thấy sự gia tăng trong nguồn cung biệt thự/liền kề tại các khu vực này,
Cụ thể, trong số 1.950 căn nguồn cung sơ cấp tại Hà Nội trong Q2/2021, Hoài Đức chiếm tới 31% thị phần, theo sau bởi Đông Anh với 21% và Hà Đông với 17%.
Những dự án về cơ sở hạ tầng bao gồm Đại lộ Thăng Long, tuyến đường Tố Hữu – Lê Văn Lương, với tuyến Metro số 2A, số 3, đường vành đai 3.5 và các tuyến đường mở rộng về phía Tây kết nối với các quận trung tâm, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá trị khu vực phía Tây.
Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: Sự phát triển và hoàn thiện về cơ sở hạ tầng đã tạo động lực cho nhiều dự án có quy mô lớn đang chậm triển khai, sẵn sàng trở lại thị trường.
Theo chuyên gia của Savills, việc nâng cấp và xây dựng hạ tầng giao thông còn hỗ trợ các dự án nhà ở gia tăng giá trị. Từ năm 2017, giá sơ cấp căn hộ tại quận Cầu Giấy đã tăng 14% mỗi năm, nhờ việc sở hữu các cơ sở chăm sóc sức khỏe, giáo dục có chất lượng và hạ tầng kết nối thuận lợi.
Giá sơ cấp căn hộ tại quận Long Biên cũng tăng 12%/năm do vị trí gần khu trung tâm và những cải thiện về cơ sở hạ tầng, bao gồm nút gia thông kết nối đường Vành đai 3 và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường Vành đai 2.
Văn phòng và bất động sản công nghiệp hưởng lợi từ hạ tầng
Không chỉ với phân khúc nhà ở, lĩnh vực văn phòng và bất động sản công nghiệp tại Hà Nội cũng đang được hưởng lợi lớn từ việc hạ tầng giao thông phát triển.
Tới năm 2023, thị trường văn phòng sẽ đón nhận hơn 600.000m2 nguồn cung mới từ 22 dự án, Trong đó, nguồn cung tương lai lớn nhất với 230.000m2 sẽ nằm tại khu vực Phía Tây.
Theo Savills, các tuyến đường sắt đang được ưu tiên phát triển như 2A và 3, đi qua khu vực Nội thành và phía Tây sẽ tăng sức thu hút cho các dự án văn phòng chất lượng tại khu vực này. Với lĩnh vực bất động sản công nghiệp, việc phát triển hạ tầng giao thông liên tỉnh đã góp phần nâng cao khả năng giao thương hàng hoá, kết nối Hà Nội tới những vùng kinh tế trọng điểm.
Đơn cử như đường Vành đai 4, và Vành đai 5 – Vùng Thủ đô, hỗ trợ kết nối giao thông thuận lợi từ Hà Nội tới các tỉnh Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hoà Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, và Thái Nguyên.
Ông Matthew Powell cũng cho biết: Phát triển công nghiệp gia tăng gần đây tại Bắc Giang, Thái Nguyên và Hải Dương đã thúc đẩy nguồn cung tương lai nhà ở.
Đặc biệt, đối với dự án căn hộ dịch vụ tại khu vực vành đai Hà Nội do có sự tiếp cận thuận lợi từ đây đến các tỉnh này. Nguồn cung tương lai cho căn hộ dịch vụ nằm gần khu vực vành đai và thuận lợi đi đến các tỉnh.
"Có thể thấy, không chỉ là điểm sáng trong việc giải bài toán giao thông thủ đô, các dự án về phát triển hạ tầng còn hỗ trợ sự phát triển và các hoạt động của thị trường bất động sản của thành phố cũng như các khu vực lân cận”, ông Matthew Powell nói.
Theo congluan.vn
Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và các sở ngành trực thuộc, đề nghị cung cấp tài liệu liên quan đến loạt dự án do Tập đoàn Tân Hoàng Minh thực hiện tại địa phương này.
Thị trường bất động sản (BĐS) Ninh Thuận bắt đầu nhộn nhịp, sôi động trở lại bởi hàng loạt các dự án được tỉnh này phê duyệt danh mục kêu gọi đầu tư.
Năm 2022 chỉ tiêu diện tích nhà ở bình quân đầu người của thành phố là 21,2m2/người với tổng vốn đầu tư khoảng 72.578 tỷ đồng.
UBND TP Hồ Chí Minh đã hủy bỏ 108 dự án không thuộc trường hợp HĐND TP thông qua thu hồi đất, có trong kế hoạch sử dụng đất nhưng quá 3 năm không thực hiện, sử dụng đất lúa.
Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang đã công bố 40 dự án bất động sản chưa đủ điều kiện chuyển nhượng, nhưng lại được môi giới, "cò" mồi đất rao bán "bát nháo".
Chính quyền và cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang vẫn đang "loay hoay”, chưa có biện pháp xử lý các vi phạm pháp luật về nhà ở của Công ty Quang Minh