moitruongplus Thành phố kiến nghị Bộ Y tế phân bổ thêm vaccine và hướng dẫn cụ thể với những trường hợp đã hoàn thành việc tiêm hai mũi.
Trao đổi với báo chí ngày 5/9, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng cho hay thành phố đã kiến nghị Chính phủ xem xét giao quyền chủ động cho các địa phương quyết định thời gian cách ly đối với F1 để bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Thành phố cũng kiến nghị Bộ y tế phân bổ thêm vaccine để đến ngày 15/9 đạt tỷ lệ cao với nhóm trong độ tuổi được tiêm chủng; thường xuyên bổ sung cơ số thuốc, phác đồ điều trị, nhất là các thuốc mới, đặc hiệu; hướng dẫn cụ thể đối với những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine thì "được phép đi lại, tham gia các hoạt động lao động, sản xuất, tham gia công tác phòng, chống dịch như thế nào?".
Theo Bí thư Hà Nội, đây là vấn đề đang được người dân trên địa bàn quan tâm nên "đề nghị Bộ sớm có quy định cụ thể".
Điểm tiêm chủng vaccine phòng dịch Coivid - 19 tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Đống Đa), đầu tháng 8. Ảnh: Giang Huy.
Tính đến 18h ngày 4/9, tổng số vaccine Hà Nội được phân bổ theo quyết định của Bộ Y tế là hơn 2,9 triệu liều. Nhưng thực tế Sở Y tế mới tiếp nhận trên 2,4 triệu liều. Thành phố đã chủ động chuẩn bị phương án, kịch bản, bảo đảm các dây chuyền tiêm với công suất lên tới 200.000 mũi tiêm mỗi ngày, tiếp nhận vaccine đến đâu, tổ chức tiêm hết ngay đến đó.
Đến nay, toàn thành phố Hà Nội đã tiêm được hơn 2,2 triệu liều, đạt 26,65% dân số; công suất tiêm khoảng 150.000 mũi/ngày.
Bí thư Hà Nội cho rằng, tỷ lệ tiêm vaccine ở thủ đô còn thấp nên buộc phải thực hiện chặt chẽ các biện pháp khoanh vùng, cách ly, bảo đảm thực hiện giãn cách xã hội ở nơi có nguy cơ cao để bảo vệ an toàn tính mạng của người dân, không để dịch bùng phát mạnh dẫn tới mất kiểm soát.
Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch, nhất là tiêm vaccine và xét nghiệm sàng lọc diện rộng để tách F0 ra khỏi cộng đồng.
Trọng tâm ưu tiên là xét nghiệm cho các khu vực phong tỏa hoặc khu cách ly "vùng đỏ" với tần suất 2-3 ngày/lần; tại các khu vực nguy cơ cao "vùng cam" với tần suất 5-7 ngày/lần; xét nghiệm sàng lọc những trường hợp ho, sốt trong cộng đồng; tiếp tục ưu tiên xét nghiệm theo hộ gia đình tại các "vùng xanh" để giữ chắc và không ngừng mở rộng.
Hôm nay 6/9, ngày đầu tiên Hà Nội chống dịch theo phương án phân ba vùng (vùng 1, 2 và 3 tương ứng vùng đỏ, cam và xanh). Các lực lượng sẽ kiểm soát giấy đi đường của người di chuyển giữa các vùng ở 22 chốt vùng 1.
Hà Nội đã qua 3 đợt giãn cách liên tiếp (45 ngày) nhưng số ca mắc mới vẫn cao, trung bình 50-70 ca/ngày. Trên địa bàn thành phố vẫn còn các ổ dịch phức tạp như Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; Văn Chương, Văn Miếu, quận Đống Đa... và xuất hiện các ổ dịch mới.
Tính từ đợt dịch thứ tư (ngày 27/4 đến nay) thành phố ghi nhận 3.529 ca, trong đó 1.563 ca mắc ngoài cộng đồng, 1.966 là ca mắc ở những trường hợp đã được cách ly.
Thời gian vừa qua, người dân liên tục phản ánh tuyến đường liên xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội xuống cấp rất nghiêm trọng. Người dân vô cùng bức xúc và lo lắng khi đoạn đường ngày càng xuống cấp, chi chít ổ voi, ổ gà, tiềm ẩn nhiều nguy cơ TNGT
Nhạc sĩ Hồng Đăng qua đời sáng nay 21/3, hưởng thọ 86 tuổi.
Tối 20/3, trả lời báo chí, lãnh đạo phường Hà Tu ,TP Hạ Long, Quảng Ninh cho biết, cơ quan chức năng đang làm rõ vụ 7 người bị bỏng sau khi bị một người đàn ông tạt chất lỏng nghi axit.
Khu phố cổ Hà Nội sẽ hạn chế tối đa việc xây dựng công trình ngầm. Các hoạt động xây dựng, khai thác không gian ngầm sẽ bị cấm tại Khu vực bảo vệ I.
Trong quá trình phản ánh hàng trăm lò than xây dựng trái phép, sử dụng cây rừng làm than củi, chiều 16/3, khi ghi nhận sự việc tại xã Hòa Phú (Chư Păh), Phóng viên bị nhóm người dọa giết, cho "ăn” đạn đồng và thách thức lực lượng chức năng đến làm việc.
Ngày 21/3, UBND thành phố Hải Phòng sẽ bắt đầu tổ chức cưỡng chế phá dỡ các công trình vi phạm tại Vườn Quốc gia Cát Bà (huyện Cát Hải)