moitruongplus Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho cuộc sống của người dân nói chung và đặc biệt là những người nghèo nói riêng càng thêm chật vật với gánh nặng mưu sinh. Chính trong khó khăn lại xuất hiện nhiều hành động đẹp mang tính thiết thực và đầy nhân văn
Trong những ngày này, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần "chống dịch như chống giặc”, được lan tỏa trong mỗi người dân Việt Nam. Đặc biệt ở các tỉnh thành phía Nam lực lượng Quân đội, Công an, y bác sĩ, dân quân tự vệ, những tình nguyện viên, những nhà hảo tâm đang ở tuyến đầu, căng mình hoạt động hết công suất để trợ giúp, cứu chữa, khoanh vùng những ca F0, F1...; tiếp tế đồ ăn thức uống cho những người nghèo, người dân trong vùng cách li…
Điển hình như ở Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố mang tên Bác, đang ở trong tâm của dịch. Khắp các quận, huyện, các tổ chức và cá nhân không ai bảo ai nhưng người người, nhà nhà "nhường cơm sẻ áo”, các cửa hàng 0 đồng, tủ lạnh cộng đồng, các ATM gạo, các bếp ăn miễn phí… mọc lên như nấm sau mưa, những chuyến xe nghĩa tình miễn phí… lặng lẽ hoạt động với tinh thần phục vụ không để đứt gãy chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm đối với người dân.
Tình người trong đại dịch Covid- 19
Tinh thần "Chống dịch như chống giặc” không chỉ có các doanh nghiệp, những nhà hảo tâm mà ngay cả những người cao tuổi, các em học sinh tiểu học, THCS, THPT, kể cả bà con nông dân nghèo trên cả nước tất cả đều chung sức đồng lòng, góp công, góp của, góp tiền tiết kiệm cho quỹ vaccine nhằm ngăn chặn đẩy lùi dịch bệnh.
Ở những con người bình dị ấy bùng cháy lên ngọn lửa tình yêu thương, với trách nhiệm thiêng liêng và lòng dũng cảm quên mình, đương đầu với dịch bệnh, nhằm giúp xã hội vơi đi sự căng thẳng, lo âu trước đại dịch. Hơn lúc nào hết trong trận chiến này người dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, với tinh thần chủ động, sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở đều làm tốt công tác chỉ đạo quyết liệt, triển khai nhanh chóng chính xác phát hiện, khoanh vùng và cách li những trường hợp nghi nhiễm. Vào thời điểm nóng bỏng này, cán bộ chiến sĩ bộ đội, công an, dân quân… thầm lặng cống hiến, ứng trực, kiểm tra xuyên đêm tại các chốt…, khóa chặt biên giới chống các ca bệnh xâm nhập… Họ phải xa gia đình nhiều tháng, chịu bao vất vả gian lao thiếu thốn nơi rừng thiêng nước độc, ngày ngày đối mặt với hiểm nguy không một lời kêu than.
Nếu trong thời gian cách li, đôi khi chúng ta cảm thấy khó chịu vì phải ở trong nhà suốt một thời gian dài, hay có chút phiền toái vì thiếu thứ nọ thứ kia… Hãy nghĩ đến những người con đang trên tuyến đầu chống dịch. Họ vì chúng ta mà phải hi sinh hạnh phúc cá nhân, có thể phơi nhiễm bất cứ lúc nào để giữ cho mọi người có được một cuộc sống an, vui, hạnh phúc.
Đại dịch Covid-19 rồi sẽ qua nhưng tình người, nghĩa đồng bào thì vẫn còn đọng mãi trong lòng mỗi người dân đất Việt.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.