moitruongplus Sau hơn 2 tháng Công an xã Tiền Phong, huyện Mê Linh tiến hành điều tra vụ bắt quả tang phá huỷ tài sản của công dân, nhưng đến nay vẫn chưa làm rõ danh tính thủ phạm?!
Phản ánh đến Toà soạn Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Văn Lương trú tại: thôn Ấp Trung, xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, TP Hà Nội cho biết:
Vào khoảng 5h sáng ngày 24/6/2021, tôi phát hiện một chiếc máy múc cùng một nhóm người đang tổ chức nhổ cọc bê tông và phá huỷ hàng trăm mét rào thép B40 của gia đình tôi, để bảo vệ khu đất sản xuất.
Chiếc máy xúc là phương tiện phá huỷ hàng trăm mét hàng rào thép B40 và hàng loạt cột bê tông của hộ ông Nguyễn Văn Lương
Tiếp cận hiện trường tôi biết rõ 2 người tham gia chỉ đạo máy múc phá hoại tài sản của tôi là ông Hiền và ông Lên. Hai người này đang làm việc và có liên quan đến Công ty Cổ phần xây dựng Tiền Phong và Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển DKT đang thực hiện dự án Khu nhà ở văn phòng cho thuê TDK – Petrolimex, còn người lái máy múc thì tôi không biết là người ở đâu.
Sau đó, tôi đã yêu cầu những người này chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật trên nhưng họ không nghe mà vẫn ngang nhiên thực hiện.
Cột bê tông và hàng rào thép B40 sau khi bị phá huỷ nằm ngổn ngang trên thửa đất của hộ ông Nguyễn Văn Lương
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình, tôi đã làm đơn trình báo gửi chính quyền xã Tiền Phong và Công an xã này, thì một lúc sau có cán bộ tên Hoàng là Công an xã Tiền Phong xuống hiện trường ghi nhận sự việc, đồng thời lấy lời khai ban đầu của tôi.
Tuy nhiên, đến nay đã hơn 2 tháng kể từ khi sự việc diễn ra và gia đình tôi đã 2 lần gửi đơn lên chính quyền và Công an xã Tiền Phong nhưng vẫn chưa nhận được kết quả điều tra, còn những thiệt hại của gia đình tôi cũng chưa có cá nhân hay tập thể nào đứng ra chịu trách nhiệm.
Ông Nguyễn Văn Lương phải dựng lại cột và hàng rào thép mới để bảo vệ khu vực đất sản xuất của gia đình
Liên quan đến nội dung phản ánh trên, PV Môi trường và Đô thị Việt Nam đã có cuộc trao đổi qua điện thoại với ông Trần Văn Trung – Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, huyện Mê Linh. Qua điện thoại, ông Trung xác nhận sự việc và cho biết vụ việc đang được Công an xã thụ lý giải quyết.
Tra lời câu hỏi của PV về kết quả điều tra ban đầu và đối tượng phá hoại tài sản của hộ ông Lương là ai, ông Trung cho biết: hiện nay công an vẫn đang làm, vẫn chưa xác định cụ thể cái đó (ai là thủ phạm – PV) !?
Quả thực, chúng tôi rất bất ngờ trước câu trả lời trên của Chủ tịch Trung, bởi lẽ, vụ việc được gia đình ông Lương bắt quả tang và xác định rõ danh tính người và phương tiện (máy múc) trực tiếp tham gia phá hoại tài sản là ông Hiền và ông Lên, nhưng đến nay đã hơn 2 tháng thụ lý điều tra mà chính quyền xã Tiền Phong vẫn chưa xác định được danh tính thủ phạm thì đúng là điều rất kỳ lạ.
Cần phải nhắc lại rằng, lực lượng Công an xã Tiền Phong, huyện Mê Linh hiện nay toàn là công an chính quy được đào tạo bài bản, nên không thể nói họ "non nớt” hay yếu kém về nghiệp vụ dẫn đến việc khó khăn trong điều tra, xác minh đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ việc trên.
Trong một diễn biến khác, trao đổi với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam, ông Nguyễn Văn Lương cho biết: quá trình làm việc và lấy lời khai với cán bộ Công an xã Tiền Phong, tôi đã khai rõ 2 ông Hiền và ông Lên là người đang làm việc và liên quan đến Công ty Cổ phần xây dựng Tiền Phong và Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển TDK – chủ đầu tư dự án Khu nhà ở văn phòng cho thuê TDK – Petrolimex. Vậy không hiểu nguyên nào mà đến nay Công an xã Tiền Phong vẫn chưa xác định được động cơ, mục đích và đối tượng huỷ hoại tài sản của gia đình tôi. Hiện nay bản thân và gia đình tôi đang rất hoang mang.
Vậy 2 công ty trên liên quan thế nào trong vụ phá huỷ tài sản của hộ ông Nguyễn Văn Lương sẽ được Môi trường và Đô thị Việt Nam thông tin trong bài báo sau.
Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
"Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
đ) Tài sản là di vật, cổ vật.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Tài sản là bảo vật quốc gia;
d) Dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Để che giấu tội phạm khác;
e) Vì lý do công vụ của người bị hại;
g) Tái phạm nguy hiểm,
|
Theo MTĐT
Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội, ông Lê Hồng Sơn, vừa ký Công văn số 3061/UBND-NC yêu cầu khắc phục 30 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu phòng cháy, chữa cháy.
Sau loạt bài phản ảnh của Môi trường và Đô thị Việt Nam về tình trạng ô nhiễm môi trường tại cơ sở tái chế phế liệu nhựa tại 2/47/11 Phan Văn Bảy, Ấp 1, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè gây ra, Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè đã chỉ đạo buộc di dời.
Hiện nay, tại xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương đang tồn tại rất nhiều bất cập trong việc mua và sử dụng thùng đựng rác 3 ngăn để phục vụ cho việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
Theo thống kê mới nhất cập nhật tình hình thiệt hại sau bão số 3, Quảng Ninh (23.770 tỉ đồng) và Hải Phòng (11.000 tỉ đồng) tổng thiệt hại 34.770 tỉ đồng.
Ngày 16/9, Bộ Y tế Sudan cho biết nước này đã ghi nhận hơn 9.500 ca mắc bệnh tả, trong đó có 315 ca tử vong.
Công tác khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra đang được tỉnh Quảng Ninh thực hiện quyết liệt, tích cực, kịp thời, từng bước khôi phục lại sản xuất và đời sống nhân dân.